Soạn bài Chính tả lớp 4: Mười năm cõng bạn đi học
Soạn bài Chính tả lớp 4: Mười năm cõng bạn đi học Giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 trang 16 Soạn bài: Chính tả: Mười năm cõng bạn đi học là lời giải phần Chính tả SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 16 được ...
Soạn bài Chính tả lớp 4: Mười năm cõng bạn đi học
Soạn bài: Chính tả: Mười năm cõng bạn đi học
là lời giải phần Chính tả SGK Tiếng Việt lớp 4 trang 16 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập môn Tiếng Việt lớp 4. Mời các em cùng tham khảo.
Câu 1 (trang 16 sgk Tiếng Việt 4): Nghe viết bài "Mười năm cõng bạn đi học" (SGK TV4 tập 1 trang 16)
Trả lời:
Luyện viết một hai lần bằng cách bạn đọc (hoặc người thân), em viết và ngược lại rồi tự kiểm tra lỗi của nhau
Câu 2 (trang 16 sgk Tiếng Việt 4): Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn bài "Tìm chỗ ngồi" (SGK TV4, tập 1, trang 16)
Tìm chỗ ngồi
Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát (sau / xau), bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế (rằng / rằn):
- Thưa ông! Phải (chăng / chăn) lúc ra ngoài tôi vô ý giẫm vào chân ông?
- Vâng, nhưng (sin / xin) bà đừng (băng khoăng / băn khoăn), tôi không (sao / xao)!
- Dạ không! Tôi chỉ muốn hỏi để (sem / xem) tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.
TRUYỆN VUI NƯỚC NGOÀI
Trả lời:
Em chọn cách viết đúng như sau
"Lát sau hàng ghế rằng phải chăng ...nhưng xin bà ... băn khoăn ... Không sao ...hỏi xem
Câu 3 (trang 17 sgk Tiếng Việt 4): Giải các câu đố chữ đã cho trang SGK trang 17
a) Đế nguyên - tên một loài chim
Bỏ sắc - thường thấy ban đêm trên trời.
(Là chữ gi?)
b) Để nguyên - vằng vặc trời đêm Thêm sắc - màu phấn cùng em tới trường.
(Là chữ gì?)
Trả lời:
Để giải thích các câu đố,em cần bám vào những yếu tố đã cho, yếu tố nào dễ tìm nhất, lựa chọn nhất thì bắt đầu từ yếu tố đó
Câu (a) Yếu tố "chim" rất khó đoán, nhưng yếu tố thường thấy ban đêm trên trời thì dễ đoán hơn. Ban đêm trên trời em thường thấy nhất là "sao" với "trăng". Để loại trừ một trong hai sự vật đó chọn một, thì em sử dụng phương pháp thế lần lượt để loại trừ dần. Nếu em chọn chữ "sao" mà thêm dấu sác nữa thì thành "sáo" (tên một loài chim). Như vậy chữ mà em tìm đã bao hàm được hai yếu tố đã cho. Vì vậy chữ cần tìm là chữ "sáo"
Câu (b) Em cũng sử dụng phương pháp như trên để tìm. Chữ cần tìm, chính là chữ "trăng" (trăng thêm sắc là trắng màu phấn trắng).
>> Bài tiếp theo: Luyện từ và câu lớp 4: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết