24/04/2018, 07:19

Soạn bài Chí Phèo - Nam cao (Tiếp- phần Tác phẩm)

Câu 1. - Cách vào truyện độc đáo của Nam Cao và ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo. + Nam Cao mở đầu truyện bằng một tình huống độc đáo, ấn tượng: Chí Phèo vừa đi vừa chửi, nhưng điều lạ lùng là không có người chửi lại hắn và cũng không có người nghe hắn chửi. Hắn chửi bâng quơ, chửi đời, ...

Câu 1.

- Cách vào truyện độc đáo của Nam Cao và ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo.

+ Nam Cao mở đầu truyện bằng một tình huống độc đáo, ấn tượng: Chí Phèo vừa đi vừa chửi, nhưng điều lạ lùng là không có người chửi lại hắn và cũng không có người nghe hắn chửi. Hắn chửi bâng quơ, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cả những ai không chửi lại hắn và rồi lại chửi cha đứa nào đã sinh ra mình.

+ Có người nói rằng, hắn chửi vì hắn say rượu không làm chủ được bản thân, nhưng thưc sự trong con người Chí Phèo cái say và cái tỉnh đang xen nhau song song cùng tồn tại.

=> Cách vào truyện độc lạ gây ấn tượng ngay từ ban đầu, tạo cho người đọc tò mò: nhân vật gây ra tiếng chửa đó, tại sao hắn lại chửi như vậy.

- Ý nghĩa của tiếng chửi:

+ Tiếng chửi mở đầu tác phẩm một cách bất ngờ: Đây cũng là cách giới thiệu nhân vật một cách ấn tượng.

+ Đây là tiếng chửi của một kẻ say rượu có vẻ vu vơ mơ hồ. Nhưng thật ra rất tỉnh táo. Hình như anh ta mượn rượu để chửi đời. Tiếng chửi rất văn vẻ có thứ tự: Chửi trời, chửi đời, cả làng Vũ Đại, Cha đứa nào không chửi nhau với hắn, đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí. Đối tượng vì thế đã được xác định: Cái xã hội đã sinh ra kiếp sống Chí Phèo.

+ Tiếng chửi ấy thể hiện tâm trạng bi phẫn cùng cực của Chí cũng chính là phản ứng của hắn trước toàn bộ cuộc đời bất hạnh. Nó bộc lộ tâm trạng bất mãn tột độ của một con người ý thức được rằng mình đã bị xã hội ruồng bỏ. Đó là tiếng chửi vô nghĩa, bâng quơ và không được xã hội đón nhận, lắng nghe. Họ bỏ ngoài tai, coi như không có lời chửi đó. Nó đồng nghĩa với việc mọi người coi như không có sự tồn tại của Chí. Khi đó, Chí như người vô hình trong mắt mọi người. Một khi đã bị tước mất quyền làm người thì mọi tiếng chửi rủa, than khóc, tỉnh táo hay say xỉn đều vô tác dụng. Những chi tiết này cho thấy một kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ, không còn tư cách làm người. Chí Phèo tồn tại như một “bóng ma” nhưng là một “bóng ma” lạc lõng và không gây kinh sợ cho ai cả.

Câu 2.

Ý nghĩa cuộc gặp gỡ giữa Thị Nhở và Chí Phèo:

Dưới mắt người dân làng Vũ Đại, thị Nở nghèo, xấu, dở hơi, là dòng dõi của nhà “có ma hủi”. Nhưng với Chí thì thị Nở là người “có duyên”. Bởi vì thị không chỉ là người mà còn là ước mơ hạnh phúc của Chí, thị đã giúp Chí phát hiện lại chính mình. Nhưng thị cũng là nỗi đau sâu thẳm của Chí. Nghèo xấu, dở hơi…thế mà Chí vẫn không “xứng đôi” với thị => Tô đậm cái bi đát, hẩm hiu trong số phận Chí.

* Việc gặp Thị Nở như một bước ngoặc trong cuộc đời Chí. Tình yêu của Thị Nở dành cho Chí đã thức tỉnh linh hồn của Chí, kéo Chí từ thú vật trở lại làm người

- Cuộc gặp gỡ với Thị Nở là những giây phút Chí Phèo được trở lại “làm người”, được ước mơ, suy nghĩ và tỉnh táo thực sự. Khi bị ốm, trước sự săn sóc ân tình và tình yêu thương của Thị Nở, tâm trạng của Chí bắt đầu diễn biến khá phức tạp. Sự săn sóc của người đàn bà xấu xí, khốn khổ đã khơi dậy bản chất lương thiện vốn bị chèn lấp từ lâu trong con người Chí Phèo.

- Khi được Thị Nở cho bát cháo hành, Chí rất ngạc nhiên, cảm động và thấy mắt mình ươn ướt vì xưa nay, “nào hắn thấy ai tự nhiên cho mình thứ gì… hắn nhìn vào bát cháo bốc khói mà bâng khuâng vừa vui vừa buồn”. Vui vì lần đầu tiên hắn được một người phụ nữ chăm sóc mà không đòi hỏi gì; buồn vì nhận ra thực chất thân phận tha hóa của mình.

=> Chứa đựng tình yêu thương chân thành của Thị Nở => hạnh phúc lứa đôi lần đầu tiên Chí Phèo có được .

- Ăn bát cháo hành , Chí Phèo trờ lại là anh canh điền ngày xưa có bản tính tốt lành và mong ước nhờ Thị Nở mà hoà nhập với mọi người để sống đúng với kiếp người.

- Với sự chăm sóc của người đàn bà xấu xí, Chí Phèo bỗng mơ ước xa xôi – những ước mơ từng có trong con người hắn trước đây: Đó là có một mái ấm gia đình nho nhỏ, chồng vợ cùng làm thuê kiếm sống và những đứa con xinh xắn; và hắn cũng nhớ tới cảm giá tởm lợm, nỗi nhục nhã khi bị lấy vợ Ba của Bá Kiến lợi dụng. Chí Phèo hi vọng Thị Nợ sẽ là người mở đường, tạo điều kiện cho hắn trở về với xã hội, làm lại cuộc đời.

=> Thị Nở đã làm sống dậy bản chất lương thiện nôi Chí Phèo. -> Giá trị nhân đạo sâu sắc

Chí có sự thay đổi về tâm lí:

- Những ý nghĩ trong đầu:

  + Hắn thấy hằn già mà vẫn cô độc.

  + Đói rét, bệnh tật hắn có thể chịu được nhưng hắn sợ nhất là sự cô độc.

- Chí cảm nhận được âm vang cuộc sống xung quanh mình

  + Tiếng chim hót trong lành buổi sáng.

  + Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá ven sông.

  + Tiếng người cười nói đi chợ về.

- Chí hồi tưởng về quá khứ và hi vọng trong tương lai. 

+ Có một thời hắn mơ ước có cuộc sống gia đình “Chồng cày thuê…làm”.

+ Thị sẽ mở đường cho Chí trở lại c/sống lương thiện.

Câu 3.

* Tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối chung sống:

- Thị Nở là một người ngớ ngẩn, chính cái ngớ ngẩn ấy đã đập tan mọi hi vọng cứu vãn cuộc đời Chí Phèo. Sau khi bị Thị Nở từ chối chung sống và cũng không có cách nào níu giữ được Thị, Chí Phèo rơi vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng, mọi hy vọng cho một tương lai “làm người” bỗng chốc hóa thành mây khói.

Chí ngạc nhiên sau đó Chí chợt hiểu. Quá trình diễn biến tâm lí đầy phức tạp: thức tỉnh – hi vọng – thất vọng, đau đớn – phẫn uất – tuyệt vọng

 + Chí thức tỉnh và muốn làm người lương thiện. Chí không thể đập phá, rạch mặt ăn vạ được nữa.

 + Nhưng ai cho Chí lương thiện.

 + Kẻ thù của Chí không phải một mình bá Kiến mà là cả xã hội đương thời thối nát và độc ác.

 + Dưới con mắt của mọi người, của xã hội ấy, Chí Phèo chỉ có thể là con quỷ dữ không thể là người. Vì thế một người tập trung tất cả cái xấu như thị Nở đã phủ phàng cự tuyệt chí.

  + Chí vô cùng đau đớn tuyệt vọng “ôm mặt khóc rưng rức” . Chí dùng dao đâm chết kẻ thù và tự sát. Chí đã chết trên ngưỡng cửa lương thiện => Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. 

* Những hành động bất ngời của Chí:

Trong cơn tuyệt vọng ấy, Chí Phèo như tỉnh hẳn và chua xót nhận ra bi kịch tinh thần của cuộc đời mình – người vốn sinh ra là người nhưng lại không được làm “người”. Hắn vật xã, đau đớn. Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu; nhưng càng uống rượu, hắn càng tỉnh ra. Trong tận sâu thẳm tâm hồn, hắn ý thức được nỗi đau thân phận của mình. Vì thế, hắn ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thoảng mùi cháo hành. Đó là niềm khao khát tình yêu thương, khát khao cuộc sống lương thiện và cũng nhấn mạnh bi kịch tinh thần không cách có thể cứu vãn. Hành động Chí Phèo đâm chết Bá Kiến không phải vì say rượu mà vì hắn hiểu rõ nguồn gốc bi kịch của đời mình, để đòi làm người lương thiện.

Câu 4.

Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật đặc sắc và tư tưởng nhân đạo của Nam Cao. Tác giả đã xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo – một người nông dân bị tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ.Từ đó, Nam Cao muốn thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc, tấm lòng yêu thương, trân trọng những người khốn khổ. Chí Phèo còn là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh. Hãy bảo vệ, tạo điều kiện giúp đỡ những người lầm đường lạc lối, đưa họ trở về với cộng đồng.

- Có nội tâm, có những cá tính sâu sắc (những đoạn độc thoại, những suy nghĩ và chuyển biến cực kỳ tinh tế trong tâm trạng Chí, Chí vác dao đến nhà Thị Nở nhưng cuối cùng đứng trước ngõ nhà Bá Kiến)

- Hành động theo ý nhân vật chứ không theo ý muốn chủ quan của nhà văn. Chí Phèo đi giết Bá Kiến => lôgic phát triển hợp lý.

Câu 5:

Nghệ thuật kể chuyện

- Cách dẫn dắt tình tiết linh hoạt (không theo trật tự thời gian) mà vẫn rành mạch sáng sủa, chặt chẽ.

- Giọng văn biến hóa, không đơn điệu, Nam Cao như nhập vai nhân vật (lời kể của Nam Cao tưởng chừng là lời bộc bạch, độc thoại nội tâm của nhân vật). Ví dụ: đoạn kể về tiếng chửi của Chí, đoạn tả tâm trạng Chí sau cuộc gặp với Thị Nở và khi bị từ chối... Đối thoại Chí với Bá Kiến, Chí với Thị Nở... Giọng điệu trần thuật này là những đóng góp quan trọng của Nam Cao trong quá trình hiện đại hóa của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

- Ngôn ngữ đặc biệt tự nhiên, sống động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng một cách triệt để, mang hơi thở của đời sống.

- Giọng điệu trần thuật có sự kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa tiếp.

Câu 6:

Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong truyện ngắn này mới mẻ và sâu sắc ở chỗ nhà văn đã phát hiện và miêu tả phẩm chất tố đẹp của người lao động ngay khi tưởng như họ đã bị cái xã hội tàn ác cướp mất cả bộ mặt lẫn linh hồn người.

- Chí Phèo tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi nhân hình, nhân tính của người dân lương thiện.

- Phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng họ biến thành quỷ dữ.

=> Cảm thương sâu sắc trước cảnh người nông dân cố cùng bị lăng nhục, phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay khi tưởng như họ đã biến thành quỉ dữ, niềm tin vào bản chất lương thiện của con người

Tư tưởng nhân đạo của phần lớn các cây bút hiện thực khác chủ yếu thể hiện ở sự đồng cảm với nỗi khổ của người nông dân, lên án cái xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy họ vào đường cùng, ngợi ca phẩm chất của họ.

Luyện tập:

Câu 1:

Nam Cao đã gửi gắm những suy tư và những quan niệm sâu sắc của mình về nghề văn và sứ mạng của người cầm bút chân chính. Bản chất của văn chương là sáng tạo, không chấp nhận sự rập khuôn và sự dễ dãi. “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Đó là những yêu cầu thật là gắt gao, nghiêm túc đối với người sáng tác văn chương.

- Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một kiều mẫu đưa cho là cách diễn tả hình ảnh, ám chỉ thứ văn chương đẽo gọt, khuôn sáo, hời hợt, một thứ văn chụp ảnh hoặc minh họa giản đơn.

- Nhà văn phải là người có cái nhìn nhạy bén và sâu xa hơn người để phát hiện những vấn đề sâu kín ở bề sâu của đời sống để đem đến cho người đọc những khía cạnh mới, những vấn đề mới đầy bất ngờ, sâu sắc, thú vị, có khả năng đánh thức vào trí tuệ trái tim, làm phong phú tâm hồn, thậm chí có thể làm thay đổi những thói quen, những nếp nghĩ thông thường.

- Đó là một sự sáng tạo mang đậm nét bản sắc của chủ thể nghệ sĩ, mang dấu ấn tinh thần của cá nhân nhà văn từ cách nhìn, cách nghĩ đến cách viết.

=> Ở Nam Cao đó không phải là một nhận thức lí luận được nhập cảng mà là một quan niệm được hình thành từ một cây bút có trách nhiệm, có tài năng, luôn luôn băn khoăn trăn trở về nghề và đã trở thành một ý thức thường trực, thành máu thịt, thành cảm hứng sáng tạo chi phối ngòi bút trong hầu hết các sáng tác của mình.

Câu 2:

Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao được coi làm một kiệt tác của nền văn chương hiện đại. Nó là một dẫn chứng hùng hồn chứng minh cho thắng lợi của quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh của các nhà văn tiến bộ.

- Nam Cao đã khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: Một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh hoá. => giá trị hiện thực của tác phẩm

- Hình tượng có giá trị tố cáo xã hội sâu sắc là nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên – một nông dân lương thiện bị bần cùng hoá, lưu manh hóa. Chính vì có ý nghĩa hiện thực to lớn và giá trị nghệ thuật xuất sắc nên truyện ngắn này được đánh giá là một kiệt tác trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Hơn nữa, truyện Chí Phèo là tác phẩm đầu tiên nói về người nông dân bị "lưu manh hóa", chứ ko đơn thuần nói về số phận bị bần cùng hóa như những tác phẩm trước như: Lão Hạc, Tắt đèn,…

- Nhà văn kết án đanh théo xã hội tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động. Khẳng định bản chất lương thiện của họ ngay cả khi họ bị vùi dập cả nhân hình, nhân tính.

=> giá trị nhân đạo.

- Qua nhiều truyện ngắn của mình, Nam Cao đã tố cáo trước dư luận tình trạng thống khổ của nông dân dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến. Họ là nạn nhân của bọn cường hào áp bức và tham nhũng. Bạo lực đen tối, sưu cao thuế nặng cùng nhiều hủ tục khác ở nông thôn đã dồn đẩy họ vào bước đường cùng, thậm chí tước đoạt quyền sống, quyền làm người của họ.

- Nghệ thuật:

+ Xây dựng thành công những nhân vật điển hình: Chí phèo lại như một  nhân vật mở đường cho luồng tư tưởng mới, dám đứng lên chống lại cái ác (giết chết Bá Kiến) tuy rằng vẫn tự sát nhưng đó đã góp phần to lớn cho việc thay đổi tư tưởng người nông dân thời bấy giờ, ko phại nhẫn nhục mà biết vùng dậy đòi công lí cho bản thân, chứ ko bế tắc như Lão Hạc phải tự sát, hay chạy vào đêm tối như chị Dậu.

+ Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà nhất quán, chặt chẽ

+ Ngôn ngữ đặc sắc, diễn tả tâm lí nhân vật một cách khéo léo, sâu sắc.

Zaidap.com

0