Soạn bài Chân, tay, tai, mắt, miệng trang 116 SGK Văn 6
Soạn bài Chân, tay, tai, mắt, miệng trang 116 SGK Văn 6 Câu 2: Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người, có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng ...
Soạn bài Chân, tay, tai, mắt, miệng trang 116 SGK Văn 6
Câu 2: Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người, có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng
Câu 1: Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng?
Trả lời:
Cô Mắt, Cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng vì đến một ngày nọ, họ nhận thấy rằng họ phải "làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chí ngồi ăn không'.
Câu 2: Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người, có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng... mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người điều gì?
Trả lời:
Câu chuyện kể về sự so bì giữa các bộ phận trong cơ thể con người. Mắt, Chân, Tay, Tai thấy mình cứ phải làm cho lão Miệng ăn thì đồng lòng phản đôi bằng cách bảo nhau cùng nghỉ làm để Miệng không có gì ăn nữa. Nhưng Miệng không được ăn thì Mắt, Chân, Tay cũng mệt mỏi rã rời, cất mình không nổi.
Từ quan hệ không thể tách rời giữa các nhân vật - bộ phận cơ thể người
- truyện đã khuyên nhủ, răn dạy ta bài học:
- Cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi cộng đồng. Đây là một phương diện rất quan trọng của mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng.
- Lời khuyên thiết thực và khôn ngoan với người: "Mỗi người vì mọi người". Mỗi hành động, ứng xử của cá nhân không chỉ đơn giản tác động đến chính cá nhân ấy mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng, tập thể.