25/04/2018, 22:13

Soạn bài Cha con nghĩa nặng, trang 164 văn 11 – Văn lớp 11...

Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng – Hồ Biểu chánh – Soạn bài Cha con nghĩa nặng, trang 164 SGK văn 11. Tình cha con của anh Sửu và thằng Tí được thể hiện sâu sắc và cảm động trong màn gặp gỡ GỢI Ý TRẢ LỜI 1. Câu 1 trang 167 SGK Văn 11. Tình cha con của anh Sửu và thằng Tí được thể hiện ...

Đọc thêm: Cha con nghĩa nặng – Hồ Biểu chánh – Soạn bài Cha con nghĩa nặng, trang 164 SGK văn 11. Tình cha con của anh Sửu và thằng Tí được thể hiện sâu sắc và cảm động trong màn gặp gỡ

GỢI Ý TRẢ LỜI

1. Câu 1 trang 167 SGK Văn 11.

Tình cha con của anh Sửu và thằng Tí được thể hiện sâu sắc và cảm động trong màn gặp gỡ:

a)   Về người cha:

Trần Văn Sửu đã mười mấy năm biệt tích. Cuộc gặp gỡ cha vợ và các con lần này với anh không phảia là quá bất ngờ. Nỏ được nung nấu trong ân hận và nhớ thương. Anh đã chủ động tìm về.

Được cha vợ cho biết hai đứa con anh đã được bà hương quán Tồn thương. Một lấy làm con dâu, một chuẩn bị dựng vợ cho. Trần Văn Sửu vô cùng sung sướng, mãn nguyện. Tinh của người cha với con cũng chỉ mong có thế. Sửu chấp nhận: “Phải chịu đau đớn, cực khổ, buồn sầu”, “miễn là con được sung sướng”, đặc biệt đoạn độc thoại: “Bây giờ mình còn sống nữa làm gì. Bấy lâu nay mình lăn lóc chịu cực khổ mà sống, ấy là vì minh thương con, mình sợ nó không hiếu việc xưa rồi nó lại oán mình, mình sợ nó bơ vơ đói rách mà tội nghiệp thân nó. Bây giờ mình biết rõ nó thương mình, nó còn kính trọng mình mà nó lại gần được giàu sang sung sướng hết thảy nữa, vậy thì nên chết rồi, chết mới quên hết được việc cũ chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa”. Tình nghĩa của người cha bộc lộ ở suy nghĩ này.

Biết con anh sắp thành gia thất, lí ra anh phải rất sung sướng nhưng anh lại nghĩ đến cái chết hoặc đi biệt tích. Hành động của anh xuất phát từ lí lẽ giản đơn: “Để cha đi. Cha đi cho biệt tích, đặng con lấy vợ, và con Quyên lấy chồng mới tứ tế được”. Muốn con được sung sướng hạnh phúc người cha phải chấp nhận mọi hi sinh. Suy nghĩ và hành động ấy đủ cho thấy Trần Vãn Sửu là người cha có tình có nghĩa như thế nào.

b)   Với người con:

Cha Tí trở về là bất ngờ lớn nhất với Tí. Vì Tí cứ nghĩ cha đã chết từ lâu rồi. Bất ngờ hơn Tí đã nghe được câu chuyện giữa cha và ông ngoại. Tí đã hiểu tình cảm của cha nó. Nó càng thương, càng quý trọng cha nó. Cho nên khi cha nó nghe lời ông ngoại bỏ đi luôn, Tí đã chạy đuổi theo. Mãi tới cầu Mè Tức mới gặp cha nó. Đây là hình ảnh thật cảm động của tình cha con: “Thằng Tí chạy riết lại nắm tay cha nó, dòm sát trong mặt mà nhìn, rồi ôm cứng trong lòng mà nói: Cha ôi! Cha! Cha chạy đi đâu dừ vậy? Lúc ấy Trần Văn Sửu mất trí khôn, hết nghị lực, máu trong tim chảy thình thịch, nước mắt tuôn ròng ròng đứng xui xị xui lơ, không nói được một tiếng chi hết”. Chẳng cần phải bình thêm, cứ chí ấy của tình cha con đã nói giùm tất cả.

2. Câu 2 trang 167 SGK Văn 11.

Để thể hiện tình cha con sâu nặng, tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện giàu kịch tính. Hãy nghe đoạn đối thoại này:

–    /…/ Thôi cha trở về nhà với con.

–   Húy. Về sao được?

–    Sao vậy?

–    Về rồi làng tổng họ đến bắt còn gì?

Thằng Tí nghe cha nói thế thì nó tỉnh ngộ, nó hiểu rằng cha nó ở lại thì sẽ bị bắt tù và nhất định sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống và hạnh phúc của anh, em nó. “Bây giờ biết làm sao?”. Tình huống đã đầy mâu thuẫn lên đỉnh điểm. Giải quyết như thế nào đày? Tí đang đứng trước hoàn cảnh thật khó. Song cách giải quyết của người con thật bất ngờ. Tí nói:

–    Cha đi đâu?

–    Đi đâu cũng được.

–    Hễ cha đi thì con đi theo.

–    Để làm gì?

–    Đi theo đặng mà nuôi cha; chừng nào cha chết rồi con sẽ về.

–    Con đừng cố tính bậy. Con phải ở nhà làm mà nuôi ông ngoại.

–     Có trâu, cỏ lúa sẵn đó, ông ngoại làm mà ăn, cần gì con nuôi nữa. Lại có con Quyên ở nhà đó. Cậu Ba Giai cưới nó đấy, nó giàu có thiếu gì tiền bạc, nó giúp đỡ ông ngoại được rồi. Bây giờ có một mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm mà nuôi cha chứ.

Cách giải quyết của người con khiến cho người cha đứng đó và cả người đọc vô cùng cảm động. Thằng Tí đã làm được điều mà nó đang tính.

Tinh huống truyện đặt ra thật căng thẳng và phức tạp. Cuộc gặp gỡ của hai cha con đã thoả lòng mong ước suốt mười mấy năm trời. Nhưng bóng đen quá khứ vẫn ám ảnh họ. Sự sum họp của cha con khó bề được thực hiện. Vì dù sao Trần Văn Sửu cũng là người có tội đang bị truy nã. Sự có mặt của Sửu lúc này có thế làm cho hạnh phúc của Tí, của Ọuyên (con ông) tan vỡ. Vì không ai người ta chịu gả con cho con một người đi tù. Nhưng nếu ông bỏ đi thì con ông lại không chịu. Tinh huống truyện đã đẩy mâu thuẫn lên tột đỉnh. Cha thì lo, con thì tính, cả hai đều lặng thinh.

Cuộc đối thoại giữa hai cha con đã đi đến một kết cục tốt đẹp. Người đọc cảm nhận được tình cha con sâu nặng. Con người biết sống có đạo lí theo đạo lí thì bao giờ cũng có một kết cục tốt đẹp.

3. Câu 3 trang 167 SGK Văn 11.

Nhân vật người con Trần Văn Tí chứng tỏ tính cách mạnh mẽ không chịu bó tay trước hoàn cảnh. Tí đã đưa ra lối thoát cho tình huống tưởng chừng bế tắc, làm yên lòng mình, dịu được lòng cha, vẹn được nhiều bề dù trước mắt còn nhiều khó khăn phức tạp.

Nhân vật người cha và con thể hiện tính cách của người Nam Bộ mạnh mẽ và kiên quyết. Tính cách ấy được thê hiện nổi bật nhất qua diễn biến tâm lí nhân vật, qua lời đối thoại và độc thoại.

4. Câu 4 trang 167 SGK Văn 11.

Qua đoạn trích, người đọc thấy được tài năng của Hồ Biếu Chánh. Đoạn đối thoại giữa cha và con cho thấy khả năng thúc đẩy sự kiện của lời thoại. Nó dịch ra rất nhanh và sinh động. Đây là khả năng của người viết tiểu thuyết mà không phải tác giả nào ở thời Hồ Biểu Chánh cũng làm được.

Ngôn ngữ nhân vật cùng ngôn ngữ người kể chuyện gắn với đời sống. Đặc biệt phương ngôn Nam Bộ được sử dụng nhuần nhuyễn tạo nên màu sắc đặc trưng cho văn phong của Hồ Biểu Chánh.

oranh11

0 chủ đề

23755 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0