05/02/2018, 10:20

Soạn bài Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Câu Long Biên – chứng nhân lịch sử trong suốt hai cuộc kháng chiến đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. Với người dân Hà Nội, có lẽ ai ai cũng đều tự hào về một biểu tượng, ...

Hướng dẫn các bạn soạn bài Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản Câu Long Biên – chứng nhân lịch sử trong suốt hai cuộc kháng chiến đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. Với người dân Hà Nội, có lẽ ai ai cũng đều tự hào về một biểu tượng, một nhân chứng sống trong suốt 2 cuộc đấu tranh gian khổ với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ - đó là cây Cầu Long Biên. Và như muốn cho các thế hệ mai sau biết về lịch sử của cây cầu này, nhà văn Thủy Lan đã cho ra mắt tác phẩm Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử. Văn bản Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử thuộc kiểu văn bản nhật dụng, đây là thể loại đề cập đến nhiều vấn đề trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Thủy Lan thông qua tác phẩm này đã dựng lại những hình ảnh cực khổ gian lao của nhân dân ta mà cây cầu Long Biên này đã chứng kiến. Nhân dân ta đã trải qua 2 cuộc đấu tranh tàn ác, khốc liệt và rồi vẫn đủ mạnh mẽ để đứng lên phát triển cho đến ngày nay. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như ý nghĩa của bài, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử một cách ngắn gọn nhất. Câu 1: Bài văn Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn? Trả lời: Bài văn có thể chia làm 3 phần:Phần 1: Từ đầu … của thủ đô Hà Nội -> Giới thiệu cây cầu Long Biên qua một thế kỉ vẫn tồn tại đến nay. Phần 2: tiếp theo … dẻo dai, vững chắc -> Cầu Long Biên đã chứng kiến và cảm thương cuộc sống gian khổ của nhân dân trải qua 2 cuộc chiến tranh đầy đau thương, tàn ác và khốc liệt. Phần 3: còn lại -> Cầu Long Biên ở thời điểm hiện tại và những tình cảm, nhận xét của tác giả. Câu 2: Em biết được điểu gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ Cầu Long Biên khi mới hình thành đến bị chết trong quá trình lùm cầu! So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn đọc thêm (SGK) về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có thể nhận xét gì thêm vể qui mô và tính chất của cầu Long Biên? Trả lời: Qua đoạn văn từ “Cầu Long Biên khi mới hình thành … lùm cầu”, ta biết thêm nhiều thông tin về cầu Long Biên: - Tên sơ khai: Đu me -> đến 1945 mới có tên gọi là cầu Long Biên. - Qui mô: dài 2290m, nặng 17 nghịn tấn. - Thành tựu trong thời văn minh cầu sắt. - Xây dựng bằng mô hôi và xương máu của nhân dân Việt Nam. Mặc dù so với cầu Chương Dương trong bài đọc thêm, cầu Long Biên không thể sáng ngang về kỹ thuật, qui mô nhưng cây cầu Long Biên vẫn mai là một nhân chứng lịch sử của cả dân tộc Việt Nam. Câu 3: Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc. a) Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điểu gì vể lịch sử? b) Việc trích dẫn một bài thơ và một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật “ chứng nhân ” của cầu Long Biên? c) So sánh cách kể của đoạn này với đoạn đã phân tích (cầu Long Biên khi mới hĩnh thành đến bị chết trong quá trình làm cầu). Vì sao ở đây tác giả bộc lộ tình cảm rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên? Trả lời: a. Những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại: - Màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối, ánh đèn. - Chứng kiến 2 cuộc dấu tranh gian khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ta, nhìn thấy nhiều đau thương, mất mát, … b. Việc trích dẫn một bài thơ và một bản nhạc trong đoạn văn nhằm làm tăng sự chân thực, cụ thể hơn về những gì mà cây cầu Long Biên đã chứng kiến -> cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử. c. - Đoạn văn: Năm 1945 … vững chắc:Ngôi kể: tôi -> thứ nhất Phương thức biểu đạt: đầy cảm xúc. Từ ngữ: đầy màu sắc, tăng tính gợi cảm. - Đoạn văn phân tích ở câu 2: Ngôi kể: ngôi thứ ba. Phương thức biểu đạt: thuyết minh. Từ ngữ: từ ngữ trong thuyết minh. Câu 4: Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. a) Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sửì Có thể thay từ chứng nhân bằng từ chứng tích (dấu tích, hiện vật có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua) được không? Hãy tóm tắt những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến và nêu lên ý nghĩa của của các tính từ: sống động, đau thương, anh dũng. b) Hãy so sánh giá trị nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn sau đây: Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam. - Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim? Trả lời: a. Việc đặt tên bài là Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử, tác giả không đặt là vật chứng hay chứng tích, bởi tác giả đang ví Cầu Long Biên như một linh hồn sống, có thể nhìn thấy, có thể chứng kiến, có cảm xúc. Việc nhân hóa cây cầu Long Biên là một điểm đặc sắc trong bài viết này. Cầu Long Biên đã chứng kiến 2 sự kiện lịch sử chiến tranh giành giải phóng dân tộc của nhân dân ta: - Thời kì thực dân Pháp sang đô hộ năm 1945. - Kháng chiến chống thực dân Pháp – giành lấy hòa bình – tiếp tục kháng chiến chống đế quốc Mỹ - những mùa lũ. Ta thấy được cầu Long Biên đã chứng kiến biết bao nhiêu sự thay đổi, cây cầu đã chứng kiến cảnh người dân thủ đô và Trung đoàn phải rút lên chiến khu, hay đau đơn hơn là cảnh mà cây cầu trở thành mục tiêu ném bom của bọn đế quốc Mỹ. Có thể thấy cây cầu đã trải qua nhiều đau thương, tàn khốc của chiến tranh, nhưng nó vẫn tồn tại được là một anh hùng, một tượng đài bất tử. b. Ở câu cuối, đây thực sự là một kết thúc rất hay. Tác giả như muốn nói rằng cây cầu sẽ luôn là nhân chứng lịch sử chiến tranh, nó sẽ cho chúng ta một cái nhìn chân thực nhất về hậu quả mà chiến tranh để lại. Nhưng qua đó nó cũng muốn trở thành nhịp cầu đế kết nối tất cả mọi du khách khi tới đây sẽ cảm thương, khâm phục về những gì mà nhân dân Việt Nam đã trải qua suốt thời kì bị đô hộ. Văn bản Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử thực sự sẽ khiến chúng ta phải xúc động, cảm phục ông cha ta thời xưa. Cây cầu muốn nhắc cho các thế hệ trẻ biết rằng ông cha ta đã gìn giữ, đổ mồ hôi xương máu để giành được nền độc lập, hòa bình như ngày nay, vì vậy nhiệm vụ của những người trẻ đó là phải biết phát huy, đưa đất nước Việt Nam ra toàn 5 châu, để không phụ lòng công ơn của ông cha ta. Hi vọng qua bài Soạn bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt. Xem thêm: Soạn bài Ôn tập văn miêu tả lớp 6 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 6 ngắn gọn đơn giản


Câu Long Biên – chứng nhân lịch sử trong suốt hai cuộc kháng chiến đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.

Với người dân Hà Nội, có lẽ ai ai cũng đều tự hào về một biểu tượng, một nhân chứng sống trong suốt 2 cuộc đấu tranh gian khổ với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ - đó là cây Cầu Long Biên. Và như muốn cho các thế hệ mai sau biết về lịch sử của cây cầu này, nhà văn Thủy Lan đã cho ra mắt tác phẩm Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử.

Văn bản Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử thuộc kiểu văn bản nhật dụng, đây là thể loại đề cập đến nhiều vấn đề trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Thủy Lan thông qua tác phẩm này đã dựng lại những hình ảnh cực khổ gian lao của nhân dân ta mà cây cầu Long Biên này đã chứng kiến. Nhân dân ta đã trải qua 2 cuộc đấu tranh tàn ác, khốc liệt và rồi vẫn đủ mạnh mẽ để đứng lên phát triển cho đến ngày nay.

Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như ý nghĩa của bài, thì trong bài viết này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử một cách ngắn gọn nhất.

Câu 1: Bài văn Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung, ý nghĩa của mỗi đoạn?
Trả lời:
Bài văn có thể chia làm 3 phần:
  • Phần 1: Từ đầu … của thủ đô Hà Nội -> Giới thiệu cây cầu Long Biên qua một thế kỉ vẫn tồn tại đến nay.
  • Phần 2: tiếp theo … dẻo dai, vững chắc -> Cầu Long Biên đã chứng kiến và cảm thương cuộc sống gian khổ của nhân dân trải qua 2 cuộc chiến tranh đầy đau thương, tàn ác và khốc liệt.
  • Phần 3: còn lại -> Cầu Long Biên ở thời điểm hiện tại và những tình cảm, nhận xét của tác giả.

Câu 2: Em biết được điểu gì về cầu Long Biên qua đoạn văn từ Cầu Long Biên khi mới hình thành đến bị chết trong quá trình lùm cầu! So sánh với tư liệu được cung cấp qua hai đoạn đọc thêm (SGK) về cầu Thăng Long và Chương Dương, em có thể nhận xét gì thêm vể qui mô và tính chất của cầu Long Biên?
Trả lời:
Qua đoạn văn từ “Cầu Long Biên khi mới hình thành … lùm cầu”, ta biết thêm nhiều thông tin về cầu Long Biên:
- Tên sơ khai: Đu me -> đến 1945 mới có tên gọi là cầu Long Biên.
- Qui mô: dài 2290m, nặng 17 nghịn tấn.
- Thành tựu trong thời văn minh cầu sắt.
- Xây dựng bằng mô hôi và xương máu của nhân dân Việt Nam.
Mặc dù so với cầu Chương Dương trong bài đọc thêm, cầu Long Biên không thể sáng ngang về kỹ thuật, qui mô nhưng cây cầu Long Biên vẫn mai là một nhân chứng lịch sử của cả dân tộc Việt Nam.

Câu 3: Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.
a) Hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại. Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điểu gì vể lịch sử?
b) Việc trích dẫn một bài thơ và một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật “ chứng nhân ” của cầu Long Biên?
c) So sánh cách kể của đoạn này với đoạn đã phân tích (cầu Long Biên khi mới hĩnh thành đến bị chết trong quá trình làm cầu). Vì sao ở đây tác giả bộc lộ tình cảm rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên?
Trả lời:
a. Những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại:
- Màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối, ánh đèn.
- Chứng kiến 2 cuộc dấu tranh gian khổ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ta, nhìn thấy nhiều đau thương, mất mát, …
b. Việc trích dẫn một bài thơ và một bản nhạc trong đoạn văn nhằm làm tăng sự chân thực, cụ thể hơn về những gì mà cây cầu Long Biên đã chứng kiến -> cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử.
c.
- Đoạn văn: Năm 1945 … vững chắc:
  • Ngôi kể: tôi -> thứ nhất
  • Phương thức biểu đạt: đầy cảm xúc.
  • Từ ngữ: đầy màu sắc, tăng tính gợi cảm.
- Đoạn văn phân tích ở câu 2:
  • Ngôi kể: ngôi thứ ba.
  • Phương thức biểu đạt: thuyết minh.
  • Từ ngữ: từ ngữ trong thuyết minh.

Câu 4: Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn.
a) Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sửì Có thể thay từ chứng nhân bằng từ chứng tích (dấu tích, hiện vật có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua) được không? Hãy tóm tắt những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã chứng kiến và nêu lên ý nghĩa của của các tính từ: sống động, đau thương, anh dũng.
b) Hãy so sánh giá trị nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn sau đây: Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.
- Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim?
Trả lời:
a. Việc đặt tên bài là Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử, tác giả không đặt là vật chứng hay chứng tích, bởi tác giả đang ví Cầu Long Biên như một linh hồn sống, có thể nhìn thấy, có thể chứng kiến, có cảm xúc. Việc nhân hóa cây cầu Long Biên là một điểm đặc sắc trong bài viết này.
Cầu Long Biên đã chứng kiến 2 sự kiện lịch sử chiến tranh giành giải phóng dân tộc của nhân dân ta:
- Thời kì thực dân Pháp sang đô hộ năm 1945.
- Kháng chiến chống thực dân Pháp – giành lấy hòa bình – tiếp tục kháng chiến chống đế quốc Mỹ - những mùa lũ.
Ta thấy được cầu Long Biên đã chứng kiến biết bao nhiêu sự thay đổi, cây cầu đã chứng kiến cảnh người dân thủ đô và Trung đoàn phải rút lên chiến khu, hay đau đơn hơn là cảnh mà cây cầu trở thành mục tiêu ném bom của bọn đế quốc Mỹ. Có thể thấy cây cầu đã trải qua nhiều đau thương, tàn khốc của chiến tranh, nhưng nó vẫn tồn tại được là một anh hùng, một tượng đài bất tử.
b. Ở câu cuối, đây thực sự là một kết thúc rất hay. Tác giả như muốn nói rằng cây cầu sẽ luôn là nhân chứng lịch sử chiến tranh, nó sẽ cho chúng ta một cái nhìn chân thực nhất về hậu quả mà chiến tranh để lại. Nhưng qua đó nó cũng muốn trở thành nhịp cầu đế kết nối tất cả mọi du khách khi tới đây sẽ cảm thương, khâm phục về những gì mà nhân dân Việt Nam đã trải qua suốt thời kì bị đô hộ.

Văn bản Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử thực sự sẽ khiến chúng ta phải xúc động, cảm phục ông cha ta thời xưa. Cây cầu muốn nhắc cho các thế hệ trẻ biết rằng ông cha ta đã gìn giữ, đổ mồ hôi xương máu để giành được nền độc lập, hòa bình như ngày nay, vì vậy nhiệm vụ của những người trẻ đó là phải biết phát huy, đưa đất nước Việt Nam ra toàn 5 châu, để không phụ lòng công ơn của ông cha ta.

Hi vọng qua bài Soạn bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử, các em đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài học. Hẹn gặp lại và chúc các em học tập đạt kết quả tốt.

Xem thêm:
0