01/06/2017, 11:00

Soạn bài Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử

Soạn bài cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bài văn có thể chia làm 3 đoạn. (1) Từ đầu đến « của thủ đô Hà Nội » : giới thiệu chung. (2) Tiếp theo đến « Thầm cảm ơn cầu » : Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử. (3) Phần kết : Ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã ...

Soạn bài cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bài văn có thể chia làm 3 đoạn. (1) Từ đầu đến « của thủ đô Hà Nội » : giới thiệu chung. (2) Tiếp theo đến « Thầm cảm ơn cầu » : Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử. (3) Phần kết : Ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại. Câu 2. Đoạn văn đã cho em biết được những thông tin chính xác về cây cầu này : - Tên gọi đầu tiên là « Cầu Đu – me » ; năm 1945 được đổi tên là Long Biên. ...

Soạn bài cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử

I. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Bài văn có thể chia làm 3 đoạn.

(1) Từ đầu đến « của thủ đô Hà Nội » : giới thiệu chung.

(2) Tiếp theo đến « Thầm cảm ơn cầu » : Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử.

(3) Phần kết : Ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại.

Câu 2. Đoạn văn đã cho em biết được những thông tin chính xác về cây cầu này :

- Tên gọi đầu tiên là « Cầu Đu – me » ; năm 1945 được đổi tên là Long Biên.

- Quy mô của cầu :

+ Dài 2290 mét.

+ Nặng 17 nghìn tấn.

- Là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam.

- Về kĩ thuật : là thành tựu quan trọng thời văn minh cầu sắt.

- Nó được xây dựng bằng mồ hôi và xương máu của hàng nghìn người dân phu Việt Nam bị chết do bàn tay thực dân Pháp.

- Trước 1985 (lúc hoàn thành cầu Thăng Long và Chương Dương) thì đây là cây cầu lớn nhất, đẹp nhất bắc qua sông Hồng. Sau 1985 hai cây cầu trên được xây hiện đại hơn. Cầu Long Biên nằm giũa hai cầu ấy. Về chiều dài thì theo thứ tự cầu Thăng Long (thượng lưu) dài nhất, đến cầu Long Biên và cuối cùng là cầu Chương Dương (hạ lưu) ngắn nhất.

Câu 3. Cảnh vật, sự việc :

a.

- Cầu Long Biên từng đi vào sách giáo khoa.

- Đứng trên cầu Long Biên ngắm cảnh.

+ Màu xanh của bãi mía, ngô, nương dâu, vườn chuối.

+ Buổi chiều, đèn mọc như sao sa phía Hà Nội.

+ Nhìn xuống cầu nhớ đoàn quân bí mật ra đi năm 1946.

+ Nhìn bầu trời nhớ những năm tháng oanh liệt chông không lực Hoa Kì : những lần cầu bị đánh bom.

+ Những ngày nước cao : sông Hồng đỏ rực cuồn cuộn chảy, cầu như võng đung đưa…

- Cảnh và việc cho ta biết trước nhiều sự kiện lịch sử.

+ Đặc biệt là đoàn quân ra đi năm 1946.

+ Những lần giặc Mĩ ném bom và cây cầu bao lần thương tích.

+ Đối chọi với lũ lụt hung dữ của dòng sông Hồng.

b. Việc trích thơ và nhan đã tạo nên « chứng nhân » về nghệ thuật với cây cầu. Nó gắn bó cây cầu với kí ức, với tâm hồn con người.

c.

- Cách kể ở đoạn này bộc lộ rõ tình cảm của tác giả rõ ràng và tha thiết hơn đoạn trên. Người kể xưng tôi tức là kể về chiếc cầu thông qua cảm nhận rất riêng tư, nó là hồi ức của kỉ niệm. Tác giả đã kết hợp kể, tả và bộc lộ cảm xúc khiến cho những kỉ niệm trở thành nhân chứng sinh động, có hồn.

- Việc sử dụng từ ngữ rất gợi cảm :

+ Nhìn từ xa cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng (hình ảnh so sánh).

+ Chiều xuống (…) những ánh đèn mọc lên như sao sa (so sánh gợi cảm của « ánh, sao sa ») gợi lên bao quyến rũ và khát khao (biểu đạt trạng thái tâm hồn yêu thương và muốn yêu hơn).

+ Những nhịp cầu tả tơi như máu ứa (miêu tả so sánh biểu hiện sự đau xót), nhưng cây cầu vẫn mênh mông sừng sững giữa mênh mông trời nước. (khâm phục, kính trọng)

Câu 4. 

a. Xem chú thích (1)

- Các sự kiện lịch sử :

+ Thời thuộc Pháp.

+ Năm 1945.

+ Kháng chiến chống Pháp.

+ Thời hòa bình.

+ Cuộc kháng chiến chống Mĩ.

+ Những mùa lũ.

- Rõ ràng với những gì mà cầu Long Biên chứng kiến ta thấy lịch sử dân tộc trong một trời gian không dài nhưng rất nhiều biến đổi. Vì vậy tác giả dùng từ sống động.

Sự sống động ấy có phần của các sự kiện đau thương (hàng nghìn người chết vì làm cầu, bom Mĩ ném rách cầu tả tơi) và anh hùng (những đoàn quân ra đi, cầu được hàn, sửa trong chiến tranh).

b.

- Câu rút gọn thiếu « đặng bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách ».

+ Câu nguyên bản tạo nên được hình tượng nhiều mố cầu  A (tình yêu cây cầu của mình) B (và trái tim họ) C (bắc một nhịp cầu vô hình nơi du khách) D (để du khách…)

Chính câu văn dài đã cho ta hình tượng cây cầu Long Biên dài.

+ Thiếu đoạn câu trên thì nhịp càu thép của Long Biên không trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim.

- Vì cầu Long Biên là nhân chứng cho lịch sử Việt Nam, tìm hiểu cầu là tìm hiểu lịch sử Việt Nam.

0