Soạn bài cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Soạn bài cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ I. Kiến thức cần nắm vững 1.Nghĩa của từ bao giờ cũng có tính chất khái quát những đặc điểm, những nét chung của sự vật, hiện tượng và loại bỏ những nét nghĩa ngẫu nhiên, phi bản chất của sự vật, hiện tượng đó. Nói một cách khác, nghĩa của từ không chỉ một ...
Soạn bài cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ I. Kiến thức cần nắm vững 1.Nghĩa của từ bao giờ cũng có tính chất khái quát những đặc điểm, những nét chung của sự vật, hiện tượng và loại bỏ những nét nghĩa ngẫu nhiên, phi bản chất của sự vật, hiện tượng đó. Nói một cách khác, nghĩa của từ không chỉ một sự vật, hiện tượng cụ thể với tất cả mọi dáng vẻ của nó mà chỉ sự vật, hiện tượng khái quát hóa. 2.Nghĩa của từ có tính chất khái ...
I. Kiến thức cần nắm vững
1.Nghĩa của từ bao giờ cũng có tính chất khái quát những đặc điểm, những nét chung của sự vật, hiện tượng và loại bỏ những nét nghĩa ngẫu nhiên, phi bản chất của sự vật, hiện tượng đó. Nói một cách khác, nghĩa của từ không chỉ một sự vật, hiện tượng cụ thể với tất cả mọi dáng vẻ của nó mà chỉ sự vật, hiện tượng khái quát hóa.
2.Nghĩa của từ có tính chất khái quát nhưng trong một ngôn ngữ, phạm vi khái quát của từ không giống nhau. Có những từ ngữ có phạm vi khái quát rộng, có những từ ngữ có phạm vi khái quát hẹp hơn. Từ ngữ nhĩa rộng có phạm vi nghĩa bao hàm phạm vi khái quát hẹp hơn. Từ ngữ nghĩa rộng có phạm vi nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của nhiều từ ngữ khác. Từ ngữ nghĩa hẹp có phạm vi nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này đồng thời lại có thể có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác.
II. Trả lời câu hỏi phần bài học
Qua sát sơ đồ và trả lời:
a.Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim cá.
b.Nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa của từ voi, hươi. Vì từ thú có phạm vi nghĩa bao hàm nghĩa của từ voi, hươu.
Nghĩa của từ chim rộng hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo. Vì từ chim có phạm vi nghĩa bao hàm nghĩa của các từ tu hú, sáo.
c.Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu; hẹp hơn nghĩa của từ động vật.
III. Giải bài tập
Bài tập 1. Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong các nhóm từ:
Bài tập 2. Tìm những từ ngữ có nghĩa rộng hơn so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau:
a.Từ ngữ có nghĩa rộng hơn các từ xăng, dầu hỏa, (khí) ga, ma dút, củi, than là chất đốt.
b.Từ ngữ có nghĩa rộng hơn các từ hội họa, âm nhạc, điêu khắc, văn học là nghệ thuật.
c.Từ ngữ có nghĩa rộng hơn các từ canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán là thức ăn.
d.Từ ngữ có nghĩa rộng hơn các từ liếc, ngắm, nhòm, ngó là nhìn.
e.Từ ngữ có nghĩa rộng hơn các từ đấm, đá, thụi, bịch, tát là đánh.
Bài tập 3. Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau:
a.Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô…
b.Kim loại: sắt, đồng, chì, thiếc…
c.Hoa quả: chuối, đu đủ, mít, dừa…
d.(Người) họ hàng: cô, dì, chú, bác, cậu, mợ…
e.Mang: xách, khiêng, gánh, vác…
Bài tập 4. Những từ bị gạch bỏ (vì chúng không phải là từ có nghĩa hẹp bị bao hàm trong mỗi nhóm từ):
a.Thuốc lào
b.Thủ quỹ
c.Bút điện
d.Hoa tai
Bài tập 5. Đoạn văn trong bài có ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa là: khóc, nức nở, sụt sùi, trong đó từ khóc có nghĩa rộng và hai từ nức nở, sụt sùi có nghĩa hẹp hơn