01/06/2017, 11:12

Soạn bài cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

SOẠN BÀI CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đúng với các yêu cầu đã học. - Luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), cách tổ chức, ...

SOẠN BÀI CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đúng với các yêu cầu đã học. - Luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), cách tổ chức, triển khai các luận điểm. - Rèn luyện năng lực tư duy tổng hợp và phân tích khi viết văn nghị luận . II. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI I. Tỉm hiểu yêu cầu về nội dung của để nghị luận ...

SOẠN BÀI CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN

(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đúng với các yêu cầu đã học.

- Luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), cách tổ chức, triển khai các luận điểm.

- Rèn luyện năng lực tư duy tổng hợp và phân tích khi viết văn nghị luận .

II. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

I. Tỉm hiểu yêu cầu về nội dung của để nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Đề nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) thường bàn về các nội dung sau đây:

- Chủ đề.

- Nhân vật.

- Cốt truyện.

- Nghệ thuật của truyện.

(Xem các ví dụ và phần Ghi nhớ trong SGK)

Nói khái quát hơn, đề văn nghị luận bao giờ cùng bàn về các vấn đề thuộc nội dung và nghệ thuật tác phẩm.

+ Về nội dung, các đề nghị luận có thể nêu yêu cầu tìm hiểu đại ý (của đoạn trích), chủ đề (của truyện), qua đó thấy được tư tưởng, tình cảm, thái độ của nhà văn trước những vấn đồ của nghệ thuật và cuộc sống; thấy được cả vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nhà văn thể hiện qua hình tượng tác phẩm.

+ về nghệ thuật, các đề nghị luận có thể nêu yêu cầu tìm hiểu đặc điểm nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống, cốt truyện và các yếu tố khác như lời nhân vật, giọng kể của nhà văn,... Qua đó, HS thấy được tài năng và phong cách nhà văn, cũng như những đóng góp của nhà văn đôi với trào lưu văn học,...

Các yêu cầu trên đây có thể được phôi hợp trong một đề, cùng có thể mỗi đề có các yêu cầu riêng rẽ.

Ở chương trình THCS, các yêu cầu trên đây được xác định ở mức độ phù hợp với lứa tuổi các em; tuy nhiên vẫn khuyến khích sự tìm hiểu đúng hướng.

II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Đề: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

a. Tìm hiểu đề

Đề yêu cầu nêu những suy nghĩ của bản thân về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng, nghĩa là:

- Nêu những nét chính về hoàn cảnh, tính cách của ông Hai.

- Đánh giá những biểu hiện tính cách của ông Hai (thể hiện tình yêu làng).

- Cần nêu được ý nghĩa của tình yêu làng: tình yêu nước, yêu kháng chiến.

b. Tìm ý:

+ Nét nổi bật trong hoàn cảnh và tính cách của ông Hai.

- Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chông Pháp: tất cả cho kháng chiến, tình cảm đất nước mạnh hơn tất cả,...

- Tinh huống: ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc - đâu tranh nội tâm,...

- Tính cách ông Hai: trung thực, thẳng thắn, mạnh mẽ, can trường,...

+ Đánh giá: ông Hai là người có tấm lòng yêu làng, cũng lức là yêu nước; có tư tưởng yêu kháng chiến, đi theo cách mạng,...

2. Lập dàn ý ớ.

a. Mở bài

Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai trong truyện.

b. Thân bài

- Hoàn cảnh lịch sử xảy ra câu chuyện.

- Hoàn cảnh gia đình, làng xóm của ông Hai.

- Những nét nổi bật trong tính cách của ông Hai (dựa theo diễn biên của câu chuyện để phân tích).

- Ý nghĩa của tình yêu làng xóm của nhân vật ông Hai.

- Thông qua nhân vật ông Hai, tác giả muốn nói lên điều gì?

c. Kết bài

- Khái quát lại những nét tính cách và ý nghĩa của hình tượng nhân vật ông Hai.

- Đánh giá khái quát thành công của tác phẩm về nội dung và nghệ thuật.

III. LUYỆN TẬP

- BT 1: SGK tập 2, tr. 68.

Gợi ý

Về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao:

- Đây là nhân vật điển hình cho người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Tinh huống truyện rất cảm động: vì đói mà lão Hạc phải tự tử để không phải bán miếng đất mà lão muốn để lại cho con trai minh.

- Lão Hạc còn là người cha có tình thương con sâu sắc, cảm động: lão có đứa con trai đi đồn điồn “bặt vô âm tín”, nhưng lão vẫn dành tất cả chờ nó,...

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: chân thực, sâu sắc, cảm động,...

0