Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí a. - Các đề bài trên có điểm giống nhau ở chỗ đều viết về một vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lí. - Tuy vậy các đề 1, 3, 10 là đều có yêu cầu cụ thể (suy nghĩ, bàn về, ...). Các đề còn lại không nêu yêu cầu, nhưng đưa ra các vấn đề tư tưởng ...
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
a.
- Các đề bài trên có điểm giống nhau ở chỗ đều viết về một vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lí.
- Tuy vậy các đề 1, 3, 10 là đều có yêu cầu cụ thể (suy nghĩ, bàn về, ...). Các đề còn lại không nêu yêu cầu, nhưng đưa ra các vấn đề tư tưởng để người viết tự xem xét cần giải thích, chứng minh hay bình luận. Với loại đề này thì cần kết hợp cả ba phép lập luận trên.
b. Một vài đề bài tương tự:
- Các đề có yêu cầu:
+ Có ý kiến cho rằng: “Học vấn không có quê hương nhưng người có học vấn phải có tổ quốc”. Suy nghĩ của anh chị về ý kiến trên.
+ Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ”. Ý kiến của em về câu nói trên?
+ M. Farađây có nói: “Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình người ở lại”. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.
+ Nghị luận về câu nói của Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
- Các đề không có yêu cầu:
+ Đoàn kết là sức mạnh.
+ Có công mài sắt có ngày nên kim
+ Lòng hiếu thảo.
+ Đức tính khiêm nhường.
III. Luyện tập
Lập dàn bài đề 7 : Tinh thần tự học.
a. Mở bài : Giới thiệu mệnh đề và nêu ý nghĩa của tinh thần tự học.
b. Thân bài :
- Giải thích nội dung mệnh đề, nêu cách hiểu thế nào là tinh thần tự học.
- Những biểu hiện của tinh thần tự học (dẫn chứng).
- Tác dụng của tinh thần tự học (dẫn chứng).
c. Kết bài :
- Khẳng định sự cần thiết của tinh thần tự học.
- Liên hệ bản thân.
Zaidap.com