Soạn bài Các phương châm hội thoai (ngắn gọn)
I. Phương châm về lượng Câu 1. - Câu trả lời của Ba “ở dưới nước” chỉ đáp ứng lô-gic hình thức chứ không đáp ứng nội dung mà An muốn biết - Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. Câu 2. ...
I. Phương châm về lượng
Câu 1.
- Câu trả lời của Ba “ở dưới nước” chỉ đáp ứng lô-gic hình thức chứ không đáp ứng nội dung mà An muốn biết
- Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
Câu 2.
- Truyện này gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
- Trong giao tiếp, không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
II. Phương châm về chất
- Truyện cười phê phán tính nói khoác.
- Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật.
III. Luyện tập
Câu 1
a. “Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà”: Câu này thừa cụm từ “nuôi ở nhà” bởi vì từ “gia súc” đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi trong nhà.
b. “Én là một loài chim có hai cánh”: Tất cả các loài chim đều có hai cánh. Vì thế “có hai cánh”là một cụm từ thừa.
Câu 2
a. Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng.
b. Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối.
c. Nói một cách hú họa, không có căn cứ là nói mò.
d. Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội.
e. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng.
Các từ ngữ này đều chỉ những cách nói tuân thủ hoặc vi phạm phương châm hội thoại về chất.
Câu 3.
Với câu hỏi “Rồi có nuôi được không?”, người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng (hỏi một điều rất thừa)
Câu 4.
a. như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là…
Như đã học trong phần phương châm về chất, khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực. Trong nhiều trường hợp, vì một lí do nào đó, người nói muốn (hoặc phải) đưa ra một nhận định hay truyền đạt một thông tin, nhưng chưa có bằng chứng chắc chắn. Để đảm bảo tuân thủ phương châm về chất, người nói phải dùng những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
b. như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết.
Phương châm về lượng đòi hỏi khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng như yêu cầu của giao tiếp, không thiếu, không thừa. Khi nói một điều mà người nói nghĩ là người nghe biết rồi thì người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng. Trong giao tiếp, đôi khi để nhấn mạnh hay để chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại một nội dung nào đó đã nói hay giả định là mọi người đều biết. Khi đó, để đảm bảo phương châm về lượng, người nói phải dùng những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ ý của người nói.
Câu 5.
- Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác.
- Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ.
- Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt.
- Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi, nhưng không có lí lẽ gì cả.
- Khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương.
- Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực.
- Hứa hươu hứa vượn: hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa.
Tất cả những thành ngữ trên đều chỉ những cách nói, nội dung nói không tuân thủ phương châm về chất. Các thành ngữ này chỉ những điều tối kị trong giao tiếp, học sinh cần tránh.
Zaidap.com