13/01/2018, 20:24

Soạn bài Ca huế trên sông Hương trang 99 Văn 7 tập 2

Soạn bài Ca huế trên sông Hương trang 99 Văn 7 tập 2 Ca huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh A. MỤC TIÊU – Thông qua văn bản Ca Huế trên sông Hương, giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế, một vùng đất giàu có về làn điệu dân ca và những con người rất đỗi tài ...

Soạn bài Ca huế trên sông Hương trang 99 Văn 7 tập 2

Ca huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh

A. MỤC TIÊU

– Thông qua văn bản Ca Huế trên sông Hương, giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế, một vùng đất giàu có về làn điệu dân ca và những con người rất đỗi tài hoa.

B. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Câu hỏi 1. Trước khi đọc bài này, em đã biết gì về cố đô Huế? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết.

Huế là một trung tâm văn hóa của khu vực miền Trung, nơi đây từng là kinh đô của triều Nguyễn hơn 100 năm, đến nay đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Huế nổi tiếng với nhiều phong cảnh đẹp, thơ mộng như sông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền… Đó cũng là nguồn thi hứng dồi dào cho các nhà văn nhà thơ sáng tác, ngợi ca về Huế. Bên cạnh đó, Huế còn là quê hương của chiếc áo dài và nón bài thơ duyên dáng. Thành phố Huế thơ mộng bên bờ sông Hương, giọng con gái Huế dịu dàng, thanh lịch với các điệu hò, điệu lí, những làn điệu dân ca thể hiện rõ tâm hồn con người xứ Huế


Câu hỏi 2. Hãy thống kê tên các làn điệu dân ca Huế và tên những dụng cụ âm nhạc được nhắc tới trong bài văn đế thấy sự đa dạng, phong phú của hình thức ca Huế trên sông Hương.

a) Các làn điệu dân ca Huế:

– Hò giã gạo, ru em, giã vôi, già điệp, bài chòi: nào nức nồng hậu tình người.

–  Hò lơ, hò ô, xay lúc, hò nện… gần gũi dân ca Nghệ Tĩnh, thế hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.

–  Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: buồn man mát, thương cảm, bi ai, vương vấn.

– Tứ đại cảnh: âm hưởng điệu Bắc pỉui phách điệu Nam không vui, không buồn.

– Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã.

b) Các dụng cụ âm nhạc:

– Đàn tranh, dàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu.

– Cặp sanh tiền

Ca Huế rất đa dạng và phong phú về các làn điệu và ngón chơi của các ca công, như tác giả đã viết: “tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy tâm hồn. ”


Câu hỏi 3. Sau khi đọc văn bản trên em biết thêm gì về xứ Huế?

Sau khi đọc xong văn bản  em không chỉ biết đến Huế qua những cảnh đẹp làm say đắm lòng người mà Huế còn neo đậu vững chắc trong tâm tưởng của em bằng những làn điệu dân ca ngọt ngào, tình tứ, có sức lan tỏa, lay động lòng người.


Câu hỏi 4.  Hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:

a)  Ca Huế được hình thành từ đâu?

b) Tại sao các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi, vui tươi, vừa trang trọng uy nghi?

c)  Tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thứ tao nhã?

HD: a) Ca huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình (là nhạc dùng trong những buổi lễ trang nghiêm nơi cung đình, tôn miếu nên trang trọng uy nghi)

Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, điệu hò. hát lí…

b) Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò thường vừa sôi nổi, vừa tươi vui; nhạc cung đình là nhạc dùng cho các buổi lễ tôn nghiệm trong cung đình nên thường có sắc thái trang trọng, uy nghi. Do nguồn gốc hình thành như trên nên ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng uy nghi.

c) Nghe ca Huế là một thứ tao nhã vì

+ Các làn điệu ca Huế có lúc vui tươi, sôi nổi, có buồn, cảm xúc bâng khuâng.

+ Cách hiểu diễn trang nghiêm duvên dáng về:

– Từ nội dung, hình thức

– ca sĩ đến nhạc công,

–  lời ca đến cách trang điểm,

– ăn mặc đều nhã nhặn, lịch sự.

+ Đặc điểm là cảnh đêm trăng nên sông Hương mờ ảo, lắng đọng, thời gian như ngừng lại


Luyện tập

Địa phương nơi em đang sinh sống có những làn điệu dân ca nào? Hãy kể tên các làn điệu ấy

Gợi ý: Tùy vào từng địa phương, vùng miền mà các em có thể kể các làn điệu dân ca khác nhau.

0