28/05/2017, 20:30

Soạn bài Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa

Soạn bài Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa 1. a.Hai lời than thân đều mở đầu bằng cụm từ “Thân em như…” với âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Người than thân ở đây chính là những người phụ nữ. Trong xã hội phong kiến xưa, những người phụ nữ có thân phận nhỏ bé, bèo bọt, bị đối xử ...

Soạn bài Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa 1. a.Hai lời than thân đều mở đầu bằng cụm từ “Thân em như…” với âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Người than thân ở đây chính là những người phụ nữ. Trong xã hội phong kiến xưa, những người phụ nữ có thân phận nhỏ bé, bèo bọt, bị đối xử bất công,đau khổ. Cuộc sống và hạnh phúc của họ không phải do họ lựa chọn mà bị quyết định bởi may rủi. Nếu gặp được những người đàn ông tốt, biết yêu thương trân ...

 

1.    a.Hai lời than thân đều mở đầu bằng cụm từ “Thân em như…” với âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Người than thân ở đây chính là những người phụ nữ.
Trong xã hội phong kiến xưa, những người phụ nữ có thân phận nhỏ bé, bèo bọt, bị đối xử bất công,đau khổ. Cuộc sống và hạnh phúc của họ không phải do họ lựa chọn mà bị quyết định bởi may rủi. Nếu gặp được những người đàn ông tốt, biết yêu thương trân trọng thì họ sẽ được hạnh phúc. Ngược lại, nếu gặp những người đàn ông ích kỉ, gia trưởng thì cuộc đời của họ sẽ chìm trong đau khổ và bế tắc.

b.Thân phận có những nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại mnag sắc thái riêng, được diễn tả bằng những hình ảnh, so sánh ẩn dụ khác nhau:


+ Ở bài 1:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Đây là lời tâm sự đầy xót xa của một cô gái đến tuổi lập gia đình, vì không có quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình nên người con gái ấy cũng giống như mảnh lụa đào bán ngoài chợ. Tuy đẹp đấy nhưng lại bất định, không biết hạnh phúc, tương lai của mình như thế nào, chỉ biết phó mặc cho người mua.

 

+ Ở bài 2:
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi, nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”
Lời tâm sự của cô gái có không có nhan sắc, ngoại hình nhưng lại là người có nội tâm, tâm hồn đẹp.

soan bai ca dao than than yeu thuong tinh nghia

 

2.    Nếu như hai bài ca dao đầu nói về những tâm sự đầy xót xa của những người phụ nữ trong xã hội xưa thì ở bài ca dao thứ ba lại là bài ca dao về tình yêu đôi lứa:
“Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi
….
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”

Đây là lời tâm sự của nhân vật trữ tình khi tình duyên không thành, đó là mặc cảm khi hai có khoảng cách về gia thế cũng như tình cảm. Nhân vật trữ tình cũng khẳng định sự thủy chung khi khẳng định sẽ chờ đợi tình yêu của đời mình.

 

3.    Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung- nhất là thương nhớ người yêu- vậy mà trong ca dao này nó lại được diễn tả một cách thật cụ thể, tinh tế và gợi cảm. Đó là thủ pháp nhân hóa và hoán dụ.


4.    Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương, thủy chung của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chum ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa. Nghệ thuật dân gian đã tô đậm thêm vẻ đpẹ tâm hồn của người lao động trong các câu ca dao.

 

0