25/04/2018, 18:37

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi SBT Ngữ văn 6 tập 2: Giải câu 1, 2, 3 trang 16...

Giải câu 1, 2, 3 trang 16 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. 1. Nhân vật Kiều Phương đã được quan sát và miêu tả về các phương diện nào ? Ở mỗi phương diện, hãy nêu một số chi tiết cụ thể. Qua sự miêu tả và cảm nhận của nhân vật người anh, Kiều Phương có những nét tinh cách và phẩm chất nổi bật ...

Giải câu 1, 2, 3 trang 16 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. 1. Nhân vật Kiều Phương đã được quan sát và miêu tả về các phương diện nào ? Ở mỗi phương diện, hãy nêu một số chi tiết cụ thể.

Qua sự miêu tả và cảm nhận của nhân vật người anh, Kiều Phương có những nét tinh cách và phẩm chất nổi bật nào ?. Soạn bài Bức tranh của em gái tôi SB Ngữ văn 6 tập 2 –

Giải câu 1, 2, 3 trang 16 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. 1. Nhân vật Kiều Phương đã được quan sát và miêu tả về các phương diện nào ? Ở mỗi phương diện, hãy nêu một số chi tiết cụ thể.

Qua sự miêu tả và cảm nhận của nhân vật người anh, Kiều Phương có những nét tinh cách và phẩm chất nổi bật nào ?

Bài tập

1. Nhân vật Kiều Phương đã được quan sát và miêu tả về các phương diện nào ? Ở mỗi phương diện, hãy nêu một số chi tiết cụ thể.

Qua sự miêu tả và cảm nhận của nhân vật người anh, Kiều Phương có những nét tính cách và phẩm chất nổi bật nào ?

2. Thuật lại diễn biến tâm trạng của người anh trong truyện và giải thích lí do của sự biến đổi tâm trạng ở nhân vật này. Em hiểu như thế nào về tâm trạng của nhân vật người anh khi đứng trước bức tranh của em gái mình : “Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” ?

3. Từ truyện Bức tranh của em gái tôi, em có suy nghĩ như thế nào và rút ra được bài học gì về thái độ và cách ứng xử với mọi người xung quanh ?

Gợi ý làm bài

1. Nhân vật Kiều Phương đã được quan sát và miêu tả về các phương diện : ngoại hình (tập trung vào nét mặt), cử chỉ và hành động (sự tò mò hiếu động, việc tự chế màu vẽ và say mê vẽ tranh), thái độ và quan hệ với người anh. (Tìm các chi tiết tiêu biểu về từng phương diện miêu tả trong truyện.)

Nhân vật Kiều Phương đã thể hiện những nét tính cách và phẩm chất nổi bật : hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ hiếm có, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.

2. Đọc lại truyện và thuật lại diễn biến tâm trạng nhân vật người anh, chú ý sự thay đổi tâm trạng của nhân vật này ở các thời điểm : khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện và khi đứng trước bức tranh được trao giải nhất của em gái.

Khi đứng trước bức tranh của em gái trong phòng trưng bày, người anh có tâm trạng “thoạt tiên là ngỡ ngàng” vì hết sức bất ngờ trước việc cô em gái vẽ chân dung anh trai để dự thi ; điều đó thể hiện tình cảm rất sâu sắc của cô em gái đối với người anh trong khi lâu nay, người anh đã tự tạo ra một khoảng cách với cô em gái. Tiếp theo là sự “hãnh diện”, đó là tâm trạng của người được thấy mình trong tranh, bức tranh được treo ở chỗ trang trọng giữa phòng trưng bày để bao nhiêu người nhìn ngắm, mà hình ảnh trong tranh lại đẹp đến mức hoàn hảo với khuôn mặt “như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa”. Nhưng cuối cùng lại là sự “xấu hổ”, bởi vì soi vào bức tranh ấy, người anh đã nhận ra những hạn chế của mình, đặc biệt là lòng tự ái, do đó đã thấy mình không xứng với bức chân dung tuyệt đẹp như thế.

3. Truyện Bức tranh của em gái tôi nhắc ta nhìn lại mình về thái độ và cách ứng xử với mọi người xung quanh : cần vượt lên lòng tự ái của bản thân để thực sự vui mừng và quý trọng trước tài năng hay thành công của người khác. Chỉ có như vậy mới không đánh mất đi những tình cảm chân thành và biết vươn lên tự khẳng định bằng giá trị, năng lực của chính mình.

0