Soạn bài Bố cục trong văn bản trang 28 SGK Văn 7
Soạn bài Bố cục trong văn bản trang 28 SGK Văn 7 Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nẽn cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. ...
Soạn bài Bố cục trong văn bản trang 28 SGK Văn 7
Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nẽn cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng.
I. BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
1. Bố cục của văn bản
a). Trong đơn xin gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Min những nội dung cần ghi có thể là: họ tên, ngày tháng năm sinh, ÛI học, nơi sông, lí do xin vào Đội. Những nội dung ấy cần được sắp xếp theo một trật tự trước sau rành mạch và hợp lí, không thể tự tiện muốn ghi nội dung nào trước cũng được.
b) Sự sắp đặt nội dung các phần trong vàn bản theo một trình tự hợi lí được gọi là bố cục. Khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm xâ bô" cục, vì nó giúp các ý được trình bày thành các phần mục rõ ràạ giúp người dọc dễ tiếp nhận văn bản.
2. Những yêu cầu về bố cục trong: văn bản
Đọc hai truyện sau:
(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nẽn cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu Ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dềnh lê tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.
Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã cất tiếng kêu thì tất cả bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều phải hoảng sợ. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đấy, trâu trở thàn bạn của nhà nông.
(2)Ngày xưa, có một anh tính rất hay khoe. Một hôm, anh ta may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ờ cửa, đợi có ai qua người ta khen. Đứng mãi từ súng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
Nhưng rồi anh ta cũng khoe được áo với một người rằng: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả Đấy là cho người kia tính cũng hay khoe, bỗng không biết từ đâu tất tưởi chạy đến hỏi anh ta: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”
a) Hai câu chuyện trên chưa có bố cục.
b) Cách kể chuyện trên rất lộn xộn, khó tiếp nhận, nội dung câu chuyện không thống nhất nhau.
c) Bố cục hai câu chuyện trên nên sắp xếp lại như trong sách Ngữ văn 6.
3. Các phần của bố cục
a) Nhiệm vụ của 3 phần trong văn bản:
Mở bài: Giới thiệu đối tượng
Thân bài: Miêu tả đốì tượng.
Kết bài: Cảm nghĩ về đối tượng.
b). Nhiệm vụ của 3 phần trong văn bản tự sự:
Mở bài: Giới thiệu sự việc.
Thân bài: Diễn biến của sự việc.
Kết bài: Cảm nghĩ về sự việc.
b. Nhiệm vụ của từng phần cần được phân biệt rõ ràng. Vì mỗi phần có một nội dung riêng biệt.
c) Có bạn nói rằng phần mở bài chỉ là sự tóm tắt, rút gọn của phần thân bài, còn phần kết bài chẳng qua là sự lặp lại một lần nữa của mở bài. Nói như thế là không đúng. Vì mở bài chỉ là giới thiệu đối tượng và sự việc, còn kết luận là phần: bộc lộ cảm xúc cá nhân về đối tượng và sự việc.
d). Tuy nội dung chính của việc miêu tả được dồn cả vào phần thân bài, nhưng phần mở bài và kết bài vẫn rất cần thiết. Vì Mở bài, ngoài nhiệm vụ giới thiệu đề tài của văn bản, còn giúp người đọc đi vào đề tài đó một cách dễ dàng, tự nhiên và hứng thú. Còn kết luận đâu chỉ là nêu cảm nghĩ, lời hứa hẹn, mà còn làm cho văn bản để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc.