Soạn bài Ẩn dụ SBT Ngữ văn 6 tập 2
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 39 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 5. Thay thế các từ ngữ in đậm sau bằng những ẩn dụ thích hợp : Bài tập 1. Bài tập 1 , trang 69, SGK. 2. Bài tập 2 , trang 70, SGK. 3. Bài ...
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 39 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 5. Thay thế các từ ngữ in đậm sau bằng những ẩn dụ thích hợp :
Bài tập
1. Bài tập 1, trang 69, SGK.
2. Bài tập 2, trang 70, SGK.
3. Bài tập 3, trang 70, SGK.
4. Bài tập 4, trang 70, SGK.
5. Thay thế các từ ngữ in đậm sau bằng những ẩn dụ thích hợp :
- Trong ánh hoàng hôn, những nương sắn với màu nắng vàng lộng lẫy có trên khắp các sườn đồi.
- Trong đôi mắt sâu thẳm của ông, tôi thấy có một niềm hi vọng.
6. Đọc lại truyện Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh), hãy cho biết tại sao Kiều Phương - nhân vật người em gái trong truyện - lại được gọi là Mèo. Cách gọi tên như vậy có phải là ẩn dụ không ? Tại sao ?
Tìm trong các hoạt động giao tiếp đời sống hằng ngày những cách gọi tên tương tự.
Gợi ý làm bài
1. So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau:
- Cách 1: Miêu tả trực tiếp về Bác Hồ.
- Cách 2: Dùng phép so sánh, tác dụng định danh nhân vật.
- Cách 3: Dùng phép ẩn dụ, tác dụng hình tượng hóa nhân vật.
2. Tìm các ẩn dụ:
a.
- Ăn quả: người hưởng thành quả của người đi trước.
- Kẻ trồng cây: Người tạo ra thành quả, người đi trước.
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
- Mực: đen, khó tẩy rửa.
- Sáng: sáng sủa
- Mực (đen) có sự tương đồng với hoàn cảnh xấu, người xấu.
- Đèn (sáng) có sự tương đồng với hoàn cảnh tốt, người tốt.
c. Thuyền về có nhớ bên chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
- Thuyền: sự vật, phương tiện giao thông vận tải đường thủy, có tính chất cơ động.
- Bến: sự vật, đầu mối giao thông, có tính chất cố định.
- Thuyền có sự tương đồng với người đi xa.
- Bến có sự tương đồng với người ở lại.
d. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
- Mặt trời (đi qua trên lăng): mặt trời tự nhiên.
- Mặt trời (trong lăng rất đỏ): hình ảnh ẩn dụ, ngầm chỉ Bác Hồ.
Cơ sở của sự liên tưởng:
- Bác Hồ đem lại cho đất nước và dân tộc những thành quả cách mạng vô cùng to lớn.
- Thể hiện lòng thành kính, biết ơn của nhân dân đối với Bác.
- Cả Bác Hồ và mặt trời đều là cội nguồn của ánh sáng, sự sống của người dân Việt Nam.
3. Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
a. Thấy mùi: từ khứu giác (mũi ngửi) chuyển sang thị giác (mắt nhìn).
Thấy mùi hồi chín chảy qua mặt: từ xúc giác (cảm giác khi da tiếp xúc với vật) chuyển qua khứu giác.
=> Tác dụng: Liên tưởng mới lạ.
b. Ánh nắng chảy đầy vai.
Xúc giác => thị giác
Tác dụng: mới lạ, độc đáo.
c. Tiếng rơi rất mỏng.
Xúc giác => thính giác
Tác dụng: mới lạ, độc đáo.
d. Ướt tiếng cười của bố.
Xúc giác, thị giác => thính giác
Tác dụng: mới lạ, sinh động.
4. Học sinh nghe và viết lại cho đúng chính tả.
5. HS tự tìm các ẩn dụ có nghĩa tương đương với các từ in đậm đã cho trong bài tập để thay vào.
6. HS tìm xem giữa bé Kiều Phương và Mèo có điểm gì giống nhau. Từ đó xác định xem có phải ẩn dụ không.
Sachbaitap.com