Soạn bài Ẩn dụ (ngắn gọn)
Ẩn dụ là gì? Câu 1: Cụm từ Người Cha dùng để chỉ Bác Hồ. Có thể ví như vậy vì tình thương Bác dành cho bộ đội giống như cha với con. Câu 2: - Giống về ý nghĩa, cùng mang nghĩa so sánh. - Khác : Vế A không xuất hiện, mà được người ...
Ẩn dụ là gì?
Câu 1:
Cụm từ Người Cha dùng để chỉ Bác Hồ. Có thể ví như vậy vì tình thương Bác dành cho bộ đội giống như cha với con.
Câu 2:
- Giống về ý nghĩa, cùng mang nghĩa so sánh.
- Khác : Vế A không xuất hiện, mà được người đọ tự liên tưởng và cảm nhận.
Các kiểu ẩn dụ
Câu 1:
- thắp (dùng lửa châm vào một vật có khả năng bốc cháy) : chỉ sự nở hoa – tương đồng cách thức.
- lửa hồng (ngọn lửa cháy mạnh) : chỉ màu hoa râm bụt – tương đồng hình thức.
Câu 2:
Kết hợp hai hình ảnh : nắng (nhận biết qua thị giác) và giòn tan (cảm nhận qua thính giác, xúc giác, không nhìn được) tạo nên cụm từ nắng giòn tan mới lạ.
Câu 3:
Các kiểu ẩn dụ : xem Ghi nhớ (SGK –T69)
Luyện tập
Câu 1:
- Cách 1 : đơn giản, thiếu ý nghĩa Người Cha.
- Cách 2 : sử dụng so sánh nhưng thiếu nghĩa mái tóc bạc – tuổi tác và nỗi vất vả.
- Cách 3 : sử dụng ẩn dụ tạo sự cô đọng, có tính hình tượng.
Câu 2:
Câu | Phép ẩn dụ | Nét tương đồng |
a. | ăn quả | Người hưởng thụ – ẩn dụ cách thức |
trồng cây | Người làm ra thành quả – phẩm chất | |
b. | Gần mực thì đen | Cái xấu – phẩm chất |
Gần đèn thì sáng | Cái tốt đẹp – phẩm chất | |
c. | thuyền | Người ra đi – phẩm chất |
bến | Người ở lại – phẩm chất | |
d. | Mặt Trời trong lăng | Bác Hồ – phẩm chất |
a. mùi hồi chín chảy qua mặt : Mùi (khứu giác) + chảy (thị giác). Tác dụng : cụ thể, rõ ràng cái đắm say, ngây ngất khi ngửi mùi hồi chín.
b. Ánh nắng chảy đầy vai : Ánh nắng được miêu tả như một thứ "chất lỏng" để có thể "chảy" → gợi tả sinh động, nắng không chỉ là "ánh sáng" mà còn hiện ra như là một "thực thể" có thể cầm nắm, sờ.
c. Tiếng rơi rất mỏng: Tiếng lá rơi (thính giác) → có hình khối cụ thể (mỏng – xúc giác) và có dáng vẻ (rơi nghiêng – thị giác) tạo nên sự cảm nhận đầy đủ.
d. - trời sao xuyên qua từng kẽ lá
- cơn mưa rào ướt tiếng cười của bố.
Tác dụng : tạo sự hàm súc và giàu hình ảnh cho câu thơ.
Zaidap.com