Sầu riêng kiệt sức nguyên nhân và cách phục hồi hiệu quả
November 16, 2018 | Cây ăn trái | Cây sầu riêng sau khi vụ thu hoạch, cây có biểu hiện kiệt sức, cháy và rụng lá hàng loạt. Khiến cho cây có sinh trưởng chậm thậm chí là chết cây, hộ trồng cần tìm hiểu nguyên nhân sầu riêng kiệt sức để có cách khắc phục kịp thời. Giúp cây lấy lại ...
Cây sầu riêng sau khi vụ thu hoạch, cây có biểu hiện kiệt sức, cháy và rụng lá hàng loạt. Khiến cho cây có sinh trưởng chậm thậm chí là chết cây, hộ trồng cần tìm hiểu nguyên nhân sầu riêng kiệt sức để có cách khắc phục kịp thời. Giúp cây lấy lại sức và mùa vụ kế tiếp lại cho trái sai.
Những nguyên nhân khiến cây sầu riêng kiệt sức
Do các biện pháp kích thích sầu riêng ra hoa sớm bằng hóa chất, giúp cây ra kết trái sai cho năng suất cao trong mùa vụ đó. Nhưng hộ trồng do thiếu hiểu biết đã quá lạm dụng việc kích thích cây ra hoa nghịch mùa dẫn đến hậu quả cây bị kiệt sức, tệ hơn nữa là chết cây.
Các vùng trồng sầu riêng ở đồng bằng hộ nông dân tiến hành siết nước, đậy mặt líp bằng nilon để cây khô hạn trong thời gian ngắn kích thích ra hoa. Nếu gặp phải điều kiện thời tiết không thuận thời có mưa ẩm độ tăng cao cây không ra hoa. Hộ trồng tiếp tục siết nước trong thời gian dài vô tình làm ảnh hưởng đến sức sinh trương của cây.
Một số hoạt động chăm sóc tưới nước không đúng cách như khi tưới nước không dùng búp xen mà tưới trực tiếp lên mặt líp làm sói gốc.
Việc sử dụng hóa chất để ức chế cây phát triển đọt cũng là nguyên nhân khiến sầu riêng kiệt sức. Mặc dù đây là biện pháp cần thiết để cây không rụng trái non và sượng trái nhưng phần nào cũng ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của cây.
Cây sầu riêng thường ra hoa và đậu trái nhiều, nếu hộ trồng không tỉa bớt đề số lượng trái nhiều. Cây phải tập trung lượng lớn chất dinh dưỡng nuôi trái về sau cây sẽ bị khô cành, mất sức và năng suất mùa vụ sau giảm sút đáng kể.
Cách khắc phục tình trạng sầu riêng kiệt sức
Cắt cành, tạo tán để vườn cây luôn thông thoáng giúp hạn chế sâu bệnh. Cây tập trung chất dinh dưỡng nuôi cành trái cho mùa vụ kế tiếp, nhanh chóng phục hồi sức. Những cành sâu bệnh, cành mọc sát đất từ 1m trở xuống loại bỏ hết.
Bón bổ sung dinh dưỡng giúp cây giúp cây nhanh chóng lấy lại sức. Ngoài bón đạm, lân, kali hộ trồng cần bón bổ sung thêm phân hữu cơ để cải tạo đất gia tăng vi sinh vật có lợi. Tạo độ thông thoáng giúp đất trở nên tơi xốp hơn, lượng phân chuồng cần bón hàng năm 10-12 tấn/ 1ha.
Tưới đầy đủ nước trong mùa khô, tạo điều kiện tốt cho vườn thoát nước trong mùa mưa. Bởi mùa mưa ẩm độ cao các loại nấm gây hại trong đất sinh trưởng mạnh, chúng tấn công vào bộ rễ cây gây bệnh thối rễ. Vì vậy cần tạo điều kiện khô thoáng cho cây, giữ mặt nước ổn định 60-80cm từ mặt líp.
Chỉ khi cây khỏe mạnh mới áp dụng biện pháp kích thích ra hoa, đậy gốc bằng nylon để hoa nở tập, mở nulon ra khi cây đã nở hoa hết. Số lượng trái để lại trên cây tương ứng với kích thước tán lẫn tình trạng sinh trưởng của cây.
Khi cây có dấu hiệu của bệnh thán thư, rầy nhẩy cần phun thuốc diệt trừ ngay.
Khắc phục tình trạng cây sầu riêng kiệt sức hộ trồng cần áp dụng biện pháp chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. Không ép cây nuôi lượng trái quá mức, trong điều kiện khí hậu biến đổi phức tạp như hiện nay cần áp dụng các biện pháp chăm sóc tốt cho cây.