"Sát thủ" gây tuyệt chủng hàng loạt 250 triệu năm trước
Các nhà khoa học Canada vừa phát hiện một trong những thủ phạm gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt trên Trái đất cách đây 250 triệu năm là thuỷ ngân. TS . Hamed Sanei đang phân tích thành phần hoá học trong các mẫu trầm tích đá thuộc kỷ Permi. (Nguồn: Physorg) ...
Các nhà khoa học Canada vừa phát hiện một trong những thủ phạm gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt trên Trái đất cách đây 250 triệu năm là thuỷ ngân.
TS . Hamed Sanei đang phân tích thành phần hoá học trong các mẫu trầm tích đá thuộc kỷ Permi. (Nguồn: Physorg) |
“Không ai biết rằng, thuỷ ngân là thủ phạm chính gây ra sự tuyệt chủng của hầu hết các sinh vật dưới đáy đại dương và trên đất liền cách đây 250 triệu năm. Đây là thời kỳ núi lửa hoạt động mạnh nhất trong lịch sử của Trái đất đã giải phóng rất nhiều thuỷ ngân”, TS Steve Grasby, đồng tác giả của bài báo vừa được công bố trên tạp chí Địa chất.
“Chúng tôi ước tính lượng thuỷ ngân được giải phóng từ sự phun trào của núi lửa thời kỳ đó lớn gấp 30 lần lượng thuỷ ngân được giải phóng trung bình của các hoạt động núi lửa hiện nay và đã thực sự gây nên những sự kiện thảm khốc”, ông Grasby nói.
Theo TS Benoit Beauchamp (giáo sư địa chất tại ĐH Calgary, Canada), đây là một phát hiện quan trọng vì lần đầu tiên nó giúp các nhà khoa học xác định được một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt ở kỷ Permi.
TS. Hamed Sanei, TS. Steve Grasby và TS. Benoit Beauchamp
Vào cuối kỷ này, lượng thuỷ ngân quá lớn khiến lớp đệm dưới đại dương bị phá huỷ, khiến 95% sinh vật biển bị huỷ diệt.
”Thông thường, tảo có chức năng chôn thuỷ ngân trong trầm tích, giúp giảm thiểu hiệu ứng dưới đại dương. Nhưng khi quá nhiều thuỷ ngân thì tảo không thể hoạt động để ngăn chặn thiệt hại”, TS . Hamed Sanei, một trong các nhà nghiên cứu, nói.
Khoảng 250 triệu năm trước, thời kỳ trước khi khủng long thống trị Trái đất và lục địa chưa bị phân chia, hầu hết sự sống trong đại dương và trên đất liền đã bị xoá sổ. Lý giải cho hiện tượng này, các nhà khoa học thường cho rằng, những đợt phun trào núi lửa đốt cháy than đá, giải phóng C02 và các chất độc chết người là nguyên nhân trực tiếp.
Mặc dù so với lượng thuỷ ngân phát thải vào môi trường do con người gây ra ngày nay thì lượng thuỷ ngân cuối kỷ Permi cao hơn nhiều, nhưng các nhà khoa học cho biết trong nhiều ao hồ gần các lò nung, nơi hệ thống nước bị ô nhiễm, nồng độ thuỷ ngân được tìm thấy cũng tương tự như lượng thủy ngân trong đại dương kỷ Permi. Điều này khiến các nhà khoa học lo ngại kịch bản tuyệt chủng sẽ một lần nữa xảy ra nếu các quốc gia không có biện pháp mạnh tay kịp thời.