Sâm cau trắng
Sâm cau trắng ( loại đã được sơ chế) là một vị thuốc rất quý hiếm hiện nay. Nó có tác dụng ôn thận tráng dương, mạnh sinh lý. Nói đến tác dujg này các bạn thường nghĩ ngày đến các loại vị thuốc như Nhục thung dung, Dâm hương hoắc, Ba kích,… Nhưng so với những vị thuốc đó, Sấm cau trắng có ...
Sâm cau trắng ( loại đã được sơ chế) là một vị thuốc rất quý hiếm hiện nay. Nó có tác dụng ôn thận tráng dương, mạnh sinh lý. Nói đến tác dujg này các bạn thường nghĩ ngày đến các loại vị thuốc như Nhục thung dung, Dâm hương hoắc, Ba kích,… Nhưng so với những vị thuốc đó, Sấm cau trắng có tác dụng vượt trội hơn hẳn.
Sâm cau trắng
Hoa của cây sâm cau trắngSấm cau hay còn có tên gọi khác là Ngải cau, Tiên mao. Ở một số dân tộc vùng núi phía Bắc thì gọi cây này là nam sáng ton, soọng ca, thài léng. Đây là loài bản địa Trung Quốc, Nhật Bản, tiểu lục địa Ấn Độ, Papuasia, Micronesia, bán đảo Đông Dương.
Đặc điểm của Sâm cau trắng
Sâm cau loài câu thân thảo, lá hẹp, cao từ 20-30cm. Lá của cây này mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp thành nếp như lá cau. Phân thân rễ chính có dạng củ, cắm sâu xuống lòng đất. Củ của Sâm cau có vỏ màu nâu đen thường chia đốt rõ ràng. Hoa của nó khi nở có màu vàng và thường một cây sẽ nở 3-5 hoa. Quả Sâm cau nang, thuôn dài 1,2-1,5cm. Mỗi quả sẽ chứa 1-4 hạt, phình ở đầu.
Phân bố
Cây Sâm cau trắng là một loài cây ưa ẩm, ưa sáng. Nó thường mọc ở những nơi đất còn tương đối màu mỡ trong thung lũng, chân núi đá vôi hoặc ven nương rẫy. Sâm cau phân bố chủ yếu ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam và một vài nước khác ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi, từ Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng, tuy nhiên. Nhưng trước những năm 1980, Sơn La và Hòa Bình khai thác quá mức, đến nay đã trở nên khan hiếm.
Tính vị
Trong Đông y, sâm cau là loại dược liệu có vị ấm, có vị cay, ngọt và có tính độc. Vì vậy, loại cây này có công dụng bổ thận, tráng dương, mạnh sinh lý. Đồng thời, nhờ vào vị ấm nên cây Sâm cau trắng còn được có các công dụng như: làm mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa, trừ hàn thấp, ôn trung, tán ứ, táo thấp…
Tác dụng của Sâm cau trắng
Theo các nghiên cứu Sâm cau có tác dụng bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, cố tinh, trừ lạnh, giảm chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp cho cả nam và nữ. Loại cây này cũng là liều thuốc đặc trí cho các loại bệnh như thận dương yếu, liệt dương, lạnh kinh niên, viêm khớp, đau do lạnh.
Tuy nhiên ở mỗi nơi người ta lại sử dụng Sâm cau theo một cách khác nhau. Ở Ấn độ Sâm cau được dùng một cách phổ biến. Đặc biệt trong các bài thuốc y học Hindu. Và người ta tin rằng khi sử Sâm cau sẽ chống lại được lão hóa, làm tăng tuổi thọ. Tại Việt Nam và Trung Quốc Sâm cau dùng để điều trị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, chân tay lạnh. Và nó đặc biệt được săn lùng vì hiệu quả giúp tăng ham muốn, chữa liệt dương, yếu sinh lý, tinh trùng yếu, vô sinh ở đàn ông.
Nghiên cứu khoa học về Sâm cau
Những tác dụng của Sâm cau đã được kiểm chứng qua các bài thuốc đông y và nay đã được kiểm chứng bằng các nghiên cứu khoa học. Các bạn có biế vì sao Sâm cau lại có nhiều tác dụng với sức khỏe con người như vậy? Chính là bởi vì trong Sâm cau trắng có chứa Curculigin A – hoạt chất có tác dụng tương tự nội tiết tố nam. Đây là hợp chất được tìm thấy nhiều nhá trong củ của Sâm cau.
Các nghiên cứu về tác dụng cua Sâm cau
cây sâm cau trắngNghiên cứu tại Việt Nam
Sâm cau có hai loại đúng hay sai?
Theo tìm hiểu một số nơi nói răng sâu cau có hai loại là sâm cau đỏ và sâm cau đen. Thức chất có phải như vậy? Theo tìm hiểu thì sâm cau đen là loại có vỏ màu nây, của chia thành các đốt to nhỏ. Còn loại sấm cau đỏ mà được nhiều người nhắc tới có màu đỏ hoặc cam , vỏ nhẵn, phân nhánh rất nhiều. Thức chất ở đây sâm cau chỉ có duy nhất một loại đó là củ một nhánh, vỏ màu nâu, khi cạo vỏ thì có màu trắng.
Cách sử dụng của Sâm cau trắng
Sâm cau rừng phơi khôSâm cau khô
Nếu dùng để bồ bổ, bạn nên dùng sâm cau ở dạng khô. Đầu t tiên sâm cau được thái lát, sau đó “cửu chưng, cửu sái” ( 9 lần chưng, 9 lần phơi). Mục đích của cách làm này là để làm giảm độc tính, tác dụng phụ gây nên từ vị thuốc. Khi dùng thì lấy khoảng 3-5g, hãm nước sôi như pha trà uống trong ngày. Nếu bạn dùng thường xuyên nó sẽ giúp tinh thần tỉnh táo, mạnh gân cốt, đen râu tóc. Hoặc có thể dùng sâm cau để hầm với thịt lợn. Cho nam ăn để bổ thận tráng dương, chủ trị dương nuy, chữa vô sinh do tinh dịch dị thường.
Sâm cau ngâm rượu
Để chữa được những bệnh này ngòai cách uống tà ta có thể ngâm với rượu. Sâm cau thái mỏng, sao vàng 50g, rượu trắng 650ml. Ngâm trong vòng 7 ngày hoặc hơn. Mỗi ngày uống 2 lần (vào trước 2 bữa ăn chính), mỗi lần 1 chén nhỏ (chừng 25-30ml).
Lưu ý
Sâm cau trắng cũng như tất các vị thuốc khác đều có mặt hại của nó. Đối với Sâm cau bạn không nên dùng quá nhiều. Bởi trong Sâm cau có độc dược và không phát huy được tác dụng nếu dùng quá liều. Theo mộ thí nghiệm cho chuột ăn Sâm cau với liều 15g chuột đã chế trong vòng 7 ngày. Vì vậy, các bạn cần chú ý không dùng quá liều. Nếu dùng quá liều rất dễ dẫn tới trúng độc, lưỡi sưng phù và đau, bí tiểu tiện.
Nam giới được khuyến cao không nên dùng Sâm cau trong thời gian dài. Để tránh tránh nguy cơ suy giảm tinh lực.
Sâm cau là dược liệu quý trong chữa bệnh. Nhưng nó chỉ đem lại hiệu quả khi bạn chọn đúng loại, dùng đúng liều lượng. Bạn nên nắm được cách phân biệt sâm cau thật giả. Đồng thời cảnh giác, không ham rẻ khi mua để tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng.