Rượu tỏi có những công dụng gì?
Rượu và tỏi được biết đến là sự kết hợp tuyệt vời. Trong Đông y cho rằng việc ngâm rượu tỏi có thể dùng để trị bệnh huyết áp hiệu quả. Tuy nhiên, công dụng của sự kết hợp này còn vượt xa cả những gì mà chúng ta biết. Rượu tỏi Có thể dùng tỏi với nhiều cách khác nhau nhưng độc đáo nhất vẫn là ...
Rượu và tỏi được biết đến là sự kết hợp tuyệt vời. Trong Đông y cho rằng việc ngâm rượu tỏi có thể dùng để trị bệnh huyết áp hiệu quả. Tuy nhiên, công dụng của sự kết hợp này còn vượt xa cả những gì mà chúng ta biết.
Rượu tỏiCó thể dùng tỏi với nhiều cách khác nhau nhưng độc đáo nhất vẫn là rượu tỏi. Những người Ai Cập đã biết sử dụng rượu tỏi vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Tại thời điểm này Tổ chức y tế thế giới đã phải có một cuộc nghiên cứu chung khi nhận thấy rằng Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình tương đối cao. Các chuyên gia nghiên cứu đã có một nhận xét chung đó là nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống, từ bao nhiêu thế kỷ nay và bây giờ người dân Ai Cập vẫn giữ nguyên được tập quán này. Đi sâu vào nghiên cứu phân tích cho thấy rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh:
- Các bệnh xương khớp(viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp…).
- Bệnh đường hô hấp(viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản…).
- Bệnh tim mạch(tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch).
- Bệnh đường tiêu hóa(ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày – tá tràng).
Tuy nhiên về sau này, đến khoảng năm 1983 thì công dụng của rượu tỏi đã không dừng ở 4 nhóm bệnh trên mà các nhà y học Nhật Bản đã thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là: các bệnh trĩ, bệnh đái tháo đường và đưa ra nhận xét rượu tỏi là một bài thuốc có hiệu quả chữa bệnh và không gây phản ứng phụ.
Cách bào chế rượu tỏi như sau:
Dùng 300 g tỏi, bóc vỏ và xắt lát mỏng, ngâm trong 600 g rượu trắng khoảng 40 độ. Sau 2 tuần lấy rượu ra dùng, liều mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 15 đến 20 giọt. Nếu điều trị huyết áp, sau khi sử dụng khoảng 2 hoặc 3 tuần nên theo dõi huyết áp để giảm dần liều xuống liều duy trì.
Cũng theo dược sĩ Mạnh, khi được cắt mỏng hoặc đập dập, dưới sự xúc tác của phân hóa tố anilaza, chất aliin có trong tỏi sẽ biến thành allicin. Do đó, khi ngâm rượu thì tỏi nên cắt nhỏ hoặc càng đập nát hoạt tính càng cao. Để nguyên tép tỏi để ngâm rượu hoặc giấm sẽ ít có tác dụng hơn là làm nát.
Cách dùng:
Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng trước khi ăn và buổi tổi trước khi đi ngủ, mỗi lần khoảng 1 thìa cafe. Dùng liên tục suốt đời. Với liều lượng uống và lượng ngâm mỗi đợt như thế thì cứ 10 ngày lại ngâm mới 1 lần để có rượu uống liên tục. Với một lượng rượu nhỏ như thế nên những người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.
Ở nước ta hiện nay cũng có nhiều người dùng rượu tỏi để chữa bệnh nhưng liều lượng dùng linh hoạt. Tuy nhiên chưa thấy có trường hợp bị phản ứng phụ, các thông tin phản hồi cũng cho thấy rượu tỏi đã điều trị có hiệu quả nhiều bệnh mạn tính khác nhau, đây thực sự là một vị thuốc quý trời ban cho người nghèo.
Hiện nay các nhà khoa học ở nhiều nước đã nghiên cứu và phát hiện ra nhiều đặc tính quý của tỏi. Trong số đó phải kể đến tác dụng kháng khuẩn, kháng vi rút, Ngoài ra đối với tim mạch thì nó có tác dụng giảm triglyceride và giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Tỏi còn có khả năng phòng ngừa ung thư rất tốt.
Lưu ý:
Tỏi là một dược liệu tốt tuy nhiên khi sử dụng chúng ta cũng nên sử dụng đúng liều lượng không nên quá lạm dụng. Sử dụng quá nhiều tỏi sẽ gây hơi thở có mùi, rối loạn dạ dày- ruột, ức chế tuyến giáp. Bởi vậy khi sử dụng rượu tỏi bạn nên tuân thủ theo liều lượng đã được WHO dày công nghiên cứu và phổ biến như ở trên.
Xem thêm:
Thơm miệng tức thì với cách chữa hôi miệng sau khi ăn tỏi