14/01/2018, 08:32

Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán theo Thông tư 133

Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán theo Thông tư 133 Quy trình luân chuyển chứng từ 2017 Quy trình luân chuyển chứng từ là một quy trình xuyết suốt bắt đầu từ lúc tạo ra chứng từ qua các bộ phận ...

Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán theo Thông tư 133

Quy trình luân chuyển chứng từ là một quy trình xuyết suốt bắt đầu từ lúc tạo ra chứng từ qua các bộ phận liên quan xác nhận, kiểm tra, sau đó là phân loại và sắp xếp, ghi chép vào các sổ định khoản, cuối cùng là lưu trữ như thế nào. Sau đây VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn  bắt đầu áp dụng từ 1/1/2017.

Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Phương pháp kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước theo Thông tư 133 - TK 333

Phương pháp kế toán chi phí trả trước theo Thông tư 133 - TK 242

Phương pháp hạch toán kế toán tài khoản tiền gửi ngân hàng theo thông tư 133 - TK 112

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được áp dụng các quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2017. Một trong những nội dung quan trọng là việc lập, ký, luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán.

Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
  • Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
  • Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
  • Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
  • Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
  • Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
  • Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.

Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.

Doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 133 để ghi chép chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp trong trường hợp không tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ cho riêng mình.

Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung tại bộ phận kế toán doanh nghiệp. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Việc luân chuyển chứng từ kế toán theo trình tự cụ thể:

  • Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
  • Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình người ký duyệt theo thẩm quyền;
  • Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
  • Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

Thực hiện kiểm tra chứng từ kế toán gồm:

  • Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán;
  • Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan;
  • Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.

Trong quá trình kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước thì phải:

  • Từ chối thực hiện các họat động như xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,...
  • Báo cho người quản lý điều hành doanh nghiệp biết để xử lý kịp thời theo pháp luật.

Người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng.

0