Quy chế tuyển sinh đại học - cao đẳng 2015
Quy chế tuyển sinh đại học - cao đẳng 2015 Phương án thi đại học cao đẳng 2015 chính thức Quy chế tuyển sinh Đại học - Cao đẳng 2015 mới nhất của Bộ giáo dục được VnDoc cập nhật nhanh chóng và sớm nhất. ...
Quy chế tuyển sinh đại học - cao đẳng 2015
Quy chế tuyển sinh Đại học - Cao đẳng 2015 mới nhất của Bộ giáo dục được VnDoc cập nhật nhanh chóng và sớm nhất. Đây là quy chế quan trọng nhất điều tiết toàn bộ kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 bao gồm quy chế thi THPT Quốc gia, quy chế thi ĐH, cao đẳng và các thông tin khác. Quy chế thi đại học năm 2015 được ban hành kèm theo Thông tư 03/2015/TT-BGDĐT.
Quy chế thi THPT quốc gia 2015
Những điểm mới trong quy chế thi tốt nghiệp, tuyển sinh Đại học - Cao đẳng năm 2015
Những đồ dùng được phép mang vào phòng thi kỳ thi THPT Quốc gia 2015
Quy định về đối tượng, điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT 2015
Quy định mới về cộng điểm ưu tiên, khuyến khích xét tốt nghiệp năm 2015
Quy chế tuyển sinh Đại học - Cao đẳng 2015 mới nhất
Điều 13. Tổ chức xét tuyển
1. Đối với các trường
Tổ chức xét tuyển đối với những thí sinh đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển:
a) Căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định, các trường công bố điều kiện xét tuyển vào các ngành của trường và tổ chức xét tuyển theo lịch của Bộ GDĐT.
Điểm xét tuyển đợt sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt trước.
b) Tổ chức nhận và trả hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) của thí sinh theo nguyện vọng.
c) Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường và số thí sinh được tuyển thẳng (kể cả số học sinh dự bị của trường và học sinh các trường Dự bị đại học được giao về trường), HĐTS trường xem xét, quyết định phương án điểm trúng tuyển.
Các trường có thể xây dựng phương án điểm trúng tuyển chung cho toàn trường hoặc cho từng ngành, nhóm ngành của trường.
d) Cập nhật dữ liệu ĐKXT vào trường lên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia; 3 ngày một lần công bố trên trang thông tin điện tử của trường danh sách các thí sinh ĐKXT xếp theo kết quả thi từ cao xuống thấp.
Kết thúc mỗi đợt xét tuyển, công bố và gửi lên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển.
2. Đối với thí sinh:
a) Nộp hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này và lệ phí ĐKXT cho trường qua đường bưu điện theo hình thức thư chuyển phát nhanh hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại trường.
b) Đăng kí xét tuyển nguyện vọng I:
- Thí sinh dùng bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển nguyện vọng I để đăng ký. Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng I, không được ĐKXT ở các đợt xét tuyển tiếp theo;
- Trong thời gian quy định của đợt xét tuyển này, thí sinh được quyền thay đổi ngành học đã đăng ký hoặc rút hồ sơ ĐKXT để nộp vào trường khác.
c) Đăng kí xét tuyển nguyện vọng bổ sung:
- Thí sinh dùng 3 bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển các nguyện vọng bổ sung để đăng ký;
- Kết thúc mỗi đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không trúng tuyển được quyền rút hồ sơ ĐKXT để đăng ký xét tuyển đợt tiếp theo.
d) Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ ĐKXT và hồ sơ đăng ký dự thi. Các trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin trong hồ sơ ĐKXT và hồ sơ đăng ký dự thi với hồ sơ gốc.
3. Hồ sơ ĐKXT gồm có:
a) Phiếu ĐKXT có ghi rõ đợt xét tuyển, cho phép thí sinh đăng ký tối đa 4 ngành (hoặc nhóm ngành) của một trường cho mỗi đợt xét tuyển. Các nguyện vọng này được xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4;
b) Bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi tương ứng với đợt xét tuyển (nguyện vọng I hay nguyện vọng bổ sung);
c) Một phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển.