Quy chế lương mới nhất
Quy chế lương mới nhất Trọn bộ quy chế lương 2017 Mẫu Quy chế lương Quy chế tiền lương áp dụng cho tất cả công nhân viên. VnDoc.com xin được gửi đến các bạn quy chế tiền lương tiền thưởng, phụ cấp cho ...
Quy chế lương mới nhất
Mẫu Quy chế lương
Quy chế tiền lương áp dụng cho tất cả công nhân viên. VnDoc.com xin được gửi đến các bạn quy chế tiền lương tiền thưởng, phụ cấp cho người lao động kèm theo Nghị định 153/2016 bắt đầu áp dụng từ 1/1/2017. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc
Mẫu số 11 - LĐTL: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Mẫu quy chế tiền lương tiền thưởng, phụ cấp cho người lao động
......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc -----o0o------ |
SỐ: 02 QĐ/DM-..... | Hà Nội, ngày ....... tháng ...... năm ..... |
QUYẾT ĐỊNH CỦA BAN GIÁM ĐỐC
CÔNG TY TNHH .........
V/v: Ban hành quy chế lương
- Căn cứ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ........
- Căn cứ luật doanh nghiệp 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014.
- Căn cứ Bộ Luật Lao động 10/2012/QH13 ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2012.
- Căn cứ Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ban hành ngày 14 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương.
- Căn cứ Nghị định 153/2016/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động ngày 14 tháng 11 năm 2016.
- Căn cứ tình hình thực tế tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động trong Công ty TNHH .........
BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành Quy chế lương của Công ty TNHH .........
Điều 2: Thời gian thực hiện kể từ ngày ...........
Điều 3: Các phòng ban Công ty và Các cơ quan chức năng có liên quan có trách nhiệm thực hiện quyết định này.
Nơi nhận:
|
......................... |
CHƯƠNG 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Mỗi công việc đều có định mức lao động do doanh nghiệp quy định và được phổ biến cho người lao động.
2. Mỗi công việc đều được quy định hệ số tiền lương cấp bậc công việc theo thang lương, bảng lương do Công ty ban hành.
3. Mức tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp áp dụng là mức tiền lương làm cơ sở tính mức tiền lương của mỗi công việc.
4. Người lao động hoặc tập thể người lao động làm công việc gì thì được xếp mức tiền lương của công việc đó. Mức tiền lương công việc là cơ sở xác định đơn giá tiền lương, tính trả lương, trả công và các khoản bảo hiểm cho người lao động.
5. Người lao động được trả lương, trả công theo mức độ, số lượng và chất lượng hoàn thành công việc được giao trên cơ sở định mức lao động và mức lương cấp bậc công việc.
6. Người lao động làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, làm việc trong môi trường bị ảnh hưởng độc hại, lây nhiễm được hưởng các khoản phụ cấp, bồi dưỡng.
7. Người lao động giữ chức vụ lãnh đạo hoặc làm công việc có yêu cầu trách nhiệm cao hoặc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hoặc phụ cấp trách nhiệm hoặc phụ cấp kiêm nhiệm.
8. Định mức lao động, đơn giá trả lương, phụ cấp lương đối với công việc được phổ biến đến từng người lao động trong doanh nghiệp.
9. Người lao động hoàn thành tốt công việc được giao, chấp hành tốt nội quy lao động của doanh nghiệp, làm lợi cho doanh nghiệp thì được khen, thưởng theo các hình thức và mức thưởng tương ứng.
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH TRẢ LƯƠNG
I. Các chức danh công việc trong doanh nghiệp:
1/. Chức vụ quản lý doanh nghiệp: Giám đốc, Phó Giám đốc chức năng, các trưởng phó phòng.
2/. Nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ: Kế toán, kinh doanh, nhân sự, công nhân, phục vụ.
II. Hình thức, phương pháp tính và thời hạn trả lương, mức lương hưởng đối với mỗi loại công việc, bộ phận:
1/. Hình thức trả lương:
- Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian.
- Mức lương thử việc: Hưởng 85% mức lương của nhân viên chính thức, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
- Thời gian thử việc đối với nhân viên sản xuất, thủ kho, lái xe, bảo vệ, giao nhận,...không quá 30 ngày.
- Thời gian thử việc đối với nhân viên văn phòng không quá 60 ngày.
2/. Trả lương làm thêm giờ: (theo thời gian)
Trả lương khi người lao động làm thêm giờ được quy định cụ thể như sau:
Đối với người lao động trả lương theo thời gian, nếu làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn thì doanh nghiệp phải trả lương làm thêm giờ theo cách tính sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
- Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường.
- Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần quy định tại điều 97 của Bộ luật Lao động.
- Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 300% này đã bao gồm tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo điều 97 của Bộ luật Lao động).
Trường hợp làm thêm vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất là 30% so với tiền lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày.
3/. Thời hạn trả lương: Ngày 10 của tháng kế tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản (Trường hợp ngày trả lương vào ngày nghỉ thì được trả lương trước 01 ngày).
4/. Mức lương hưởng: Mức lương người lao động nhận được từ sự đóng góp của mình vào công ty theo kết quả, số lượng, chất lượng, hay hiệu quả công việc mang lại. Tiền lương được biểu hiện bằng tiền, bao gồm: Tiền lương cơ bản + Các khoản phụ cấp, và khoán chi
4.1. Lương cơ bản:
Được xác định qua quá trình xem xét vai trò, trách nhiệm của các vị trí công việc thông qua hệ thống bản mô tả công việc do Công ty quy định. Lương cơ bản căn cứ trên hệ thống thang bảng lương Công ty.