Quốc gia cổ Phù Nam
Quốc gia cổ Phù Nam Trên địa bàn châu thổ sông Cửu Long (Nam Bộ) đã hình thành nền văn hoá cổ. ...
Quốc gia cổ Phù Nam
Trên địa bàn châu thổ sông Cửu Long (Nam Bộ) đã hình thành nền văn hoá cổ.
Trên địa bàn châu thổ sông Cửu Long (Nam Bộ) đã hình thành nền văn hoá cổ từ cuối thời đại đá mới chuyển sang thời đại đồ đồng và sắt cách ngày nay khoảng 1500 - 2000 năm. Các nhà khảo cổ học gọi là văn hoá Óc Eo. Văn hoá Óc Eo có nguồn gốc từ văn hoá sông Đồng Nai.
Địa bàn chủ yếu của văn hoá Óc Eo là vùng châu thổ sông Cửu Long (Óc Eo nay thuộc huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang) gồm nhiều tỉnh : An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp... và một số địa phương thuộc Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở văn hoá Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ I và trở thành một quốc gia rất phát triển ở vùng Đông Nam Á trong các thế kỉ III — V.
Quốc gia Phù Nam bao gồm nhiều tiểu quốc, bộ phận chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ có tiếng nói thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Thể chế chính trị quân chủ, do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành.
Cư dân Phù Nam sản xuất nông nghiệp, kết hợp với làm nghề thủ công, đánh cá và buôn bán. Ngoại thương đường biển rất phát triển.
Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là ở nhà sàn. Phật giáo và Hinđu giáo được sùng tín. Nghệ thuật ca, múa nhạc phát triển. Xã hội đã có sự phân hoá giàu nghèo thành các tầng lớp quý tộc, bình dân và nô lệ.
Cuối thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính.