Quả gấc làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư
Gần đây các nhà nghiên cứu Mỹ đã công bố trong dầu gấc có chứa các hợp chất giúp vô hiệu quá các chất gây ung thư. Đặc biệt, tỉ lệ vô hiệu hóa của quá gấc lên đến 75%. Nếu như trước đây cà chua được biết đến là loại quả quen thuộc giúp chữa ung thư hiệu quả. Thì nay, dầu gấc còn tuyệt vời hơn thế ...
Gần đây các nhà nghiên cứu Mỹ đã công bố trong dầu gấc có chứa các hợp chất giúp vô hiệu quá các chất gây ung thư. Đặc biệt, tỉ lệ vô hiệu hóa của quá gấc lên đến 75%.
Nếu như trước đây cà chua được biết đến là loại quả quen thuộc giúp chữa ung thư hiệu quả. Thì nay, dầu gấc còn tuyệt vời hơn thế nữa. Các nhà khoa học đã chỉ ra trong dầu gấc có chứa các hợp chất của Beta Carotten, Lycopen, Alphatocopherol… chúng có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư nói chung, nhất là ung thư vú ở phụ nữ. Và do đó, người Mỹ gọi đây là loại quả đến từ thiên đường. Điều đáng mừng là loại quả đến từ thiên đường này có rất nhiều tại Việt Nam.
Các chứng cứ khoa học
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, những người thường xuyên ăn cà chua có khả năng giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Trong cà chua có chứa Lycopene, một chất chống oxy hóa rất quan trọng, giúp “tiêu diệt” các tế bào có nguồn gốc ung thư. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học California thì hàm lượng Lycopen có trong dầu quả gấc Việt Nam cao gấp 70 lần cà chua. Mặt khác, Lycopen có trong cà chua phải chiên với dầu mỡ thì mới có tác dụng sinh học với cơ thể, còn trong trái gấc đã chứa sẵn các chất axit béo không no, vì thế lycopen được hòa tan một cách tự nhiên. Chính những phát hiện của các nhà khoa học đã đưa trái gấc lên vị trí quán quân trong danh mục những loại quả hữu ích với sức khỏe con người.
Tại trung tâm sức khoẻ Haifa, các chuyên gia đã tiến hành kiểm tra hàm lượng Lycopene trong các xét nghiệm của bệnh nhân và hoàn toàn bất ngờ bởi Lycopene là chất chống oxy hoá rất tích cực, nó có khả năng ngăn ngừa sự hình thành oxy hoá LDL, cholesterol có hại trong máu, từ đó sẽ ngăn chặn được chứng xơ vữa động mạch và các nguy cơ dẫn tới đột quỵ.
Ai nên ăn gấc và dùng dầu gấc?
Một cuộc khảo cứu đối với đàn ông, bao gồm cả những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch và những người khoẻ mạnh, bình thường. Các nhà giáo sư đã đi tới kết luận, những người có hàm lượng lycopene cao sẽ giảm được 50% nguy cơ bị các bệnh tim mạch.
Tháng 5/2007, các giáo sư ở Trường ĐH Tokyo (Nhật Bản) đã nghiên cứu thành công đề tài khoa học dùng tinh dầu của quả gấc để điều trị những biến chứng của bệnh tiểu đường. Trước đó, giáo sư Nguyễn Văn Đàn và các cộng sự của mình ở Học viện quân y đã dùng dầu gấc để làm giảm lượng cholesterols trong máu, phòng chống nguy cơ đột quỵ và các bệnh về tim mạch. Giáo sư Hà Văn Mạo và GS. Đinh Ngọc Lâm ở Viện Quân Y 108 đã sử dụng dầu gấc vào việc ngăn chặn nguy cơ ung thư gan nguyên phát. Giáo sư Phan thị Kim và GS. Bùi Minh Đức ở Viện Dinh Dưỡng đã bảo vệ đề tài dùng dầu gấc phòng chữa bệnh dạ dày tá tràng …
Tờ International Journal cũng cho hay, nếu trong cơ thể phụ nữ có chứa hàm lượng lycopene đáng kể thì nguy cơ mắc các bệnh ung thư như vòm họng, trực tràng, dạ dày, thực quản sẽ giảm 5 lần.
Cơ thể chúng ta không có khả năng tự tổng hợp chất lycopene, bởi thế mà phải “thu nhận” nó từ bên ngoài qua chế độ ăn uống hàng ngày. Theo một số nghiên cứu của Mỹ được công bố gần đây cho thấy, các hợp chất của Beta Carotten, Lycopen, Alphatocopherol… có trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư nói chung, nhất là ung thư vú ở phụ nữ.
Một số công dụng đáng chú ý khác của dầu gấc
Dầu gấc có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, giúp làm giảm lượng LDL Cholesterol, chống bị xơ vỡ động mạch và làm bền thành mạch. Từ đó có thể chống được tai biến.
Khi sử dụng dầu gấc làm gia vị cho các món ăn, không chỉ làm cho món ăn ngon hơn, hấp hơn mà còn chống táo bọn, rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Trong dầu gấc có lượng Curcumin sẽ có khả năng giúp loại bỏ các gốc tự do gây ung thư trong thức ăn và nước uống hàng ngày của chúng ta.
Trong màng quả gấc có chứa Beta-carotene, lượng Beta-carotene có tác dụng giúp chống ô xy hóa mạnh và có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Xem thêm:
Cách chế dầu gấc trị nám siêu đơn giản
Gấc và công dụng chữa bệnh của gấc