Phương pháp kế toán thuế GTGT được khấu trừ theo Thông tư 133 - TK 133
Phương pháp kế toán thuế GTGT được khấu trừ theo Thông tư 133 - TK 133 Phương pháp kế toán thuế GTGT được khấu trừ theo Thông tư 133 là phương pháp hạch toán, kế toán chuyên sâu được ban hành kèm theo ...
Phương pháp kế toán thuế GTGT được khấu trừ theo Thông tư 133 - TK 133
là phương pháp hạch toán, kế toán chuyên sâu được ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về phương pháp kế toán này thì VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết về phương pháp kế toán thuế GTGT được khấu trừ theo Thông tư 133 - TK 133. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.
Phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo Thông tư 133 - TK 413
Phương pháp kế toán chi phí tài chính theo Thông tư 133 - TK 635
Phương pháp kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - TK 511
Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.
Để giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và đầy đủ các thay đổi của Thông tư 133/2016/TT-BTC, chủ động thực hiện các thay đổi nhằm tuân thủ Pháp luật Kế toán. VnDoc.com xin cung cấp tới các bạn bài viết: Phương pháp kế toán thuế GTGT được khấu trừ theo Thông tư 133 – TK 133
1. Khi mua hàng tồn kho, TSCĐ, BĐSĐT, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 217, 611 (giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Có các TK 111, 112, 331,... (tổng giá thanh toán).
2. Khi mua vật tư, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 154, 642, 241, 242,... (giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 331,... (tổng giá thanh toán).
3. Khi mua hàng hóa giao bán ngay cho khách hàng (không qua nhập kho), nếu thuế GTGT được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 331,... (tổng giá thanh toán).
4. Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ:
a. Kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (theo tỷ giá giao dịch thực tế), thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211
Có TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vào của hàng NK không được khấu trừ)
Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế NK)
Có TK 33381 – Thuế Bảo vệ môi trường
Có các TK 111, 112,...
b. Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:
NợTK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33312).
5. Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá do kém, mất phẩm chất: Căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại người bán hoặc hàng đã mua được giảm giá, giảm số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 331 (tổng giá thanh toán)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào của hàng mua trả lại hoặc được giảm giá)
Có các TK 152, 153, 156, 211,... (giá mua chưa có thuế GTGT).
6. Trường hợp không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
a. Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211 (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có các TK 111, 112, 331,...
b. Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT. Đối với số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
7. Vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hỏa hoạn bị mất, xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường, nếu thuế GTGT đầu vào của số hàng hóa này không được khấu trừ:
a. Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).
b. Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền về số thu bồi thường của các tổ chức, cá nhân, ghi:
Nợ các TK 111, 334,... (số thu bồi thường)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu được tính vào chi phí)
Có TK 138 – Phải thu khác (1381)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu xác định được nguyênnhân và có quyết định xử lý ngay).
8. Cuối kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
9. Khi được hoàn thuế GTGT đầu vào, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.