24/05/2018, 21:28

Phương pháp hạch toán hao mòn và khấu hao tài sản cố định

Trong những năm gần đây , để phù hợp với xu thế đổi mới và phát triển của đất nước , các doanh nghiệp đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh , tạo nhiều thu nhập cho doanh nghiệp và xã hội. Một trong các nhân tố ...

Trong những năm gần đây , để phù hợp với xu thế đổi mới và phát triển của đất nước , các doanh nghiệp đã tập trung mọi nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh , tạo nhiều thu nhập cho doanh nghiệp và xã hội. Một trong các nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh đó là vốn đầu tư. Vấn đề đó luôn đươc các doanh nghiệp rất quan tâm và được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư, đổi mới trang thiết bị máy móc , vừa qua Bộ Tài Chính đã ban hành Quyết Định số 206/2003/QĐ-BTC, ngày 12/12/2003 ban hành chế độ quản lý , sử dụng và trích khấu hao TSCĐ , thay thế cho Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ đươc quy định như sau:

  • Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định:

- Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những tài sản cố định đó khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.

Đối với những tài sản cố định chưa khấu hao hết đó hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đũi bồi thường thiệt hại... và tính vào chi phí khác.

- Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm:

  • Tài sản cố định thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ.
  • Tài sản cố định phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn,... được đầu tư bằng quỹ phúc lợi.
  • Những tài sản cố định phục vụ nhu cầu chung toàn xó hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá,... mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý.
  • Tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, theo dõi các tài sản cố định trên đây như đối với các tài sản cố định dùng trong hoạt động kinh doanh và tính mức hao mòn của các tài sản cố định này (nếu có); mức hao mòn hàng năm được xác định bằng cách lấy nguyên giá chia (:) cho thời gian sử dụng của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Nếu các tài sản cố định này có tham gia vào hoạt động kinh doanh thì trong thời gian tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp cho thuê tài sản cố định hoạt động phải trích khấu hao đối với tài sản cố định cho thuê.

- Doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính phải trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính cam kết không mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.

- Việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà tài sản cố định tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh.

- Quyền sử dụng đất lâu dài là tài sản cố định vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là tài sản cố định vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao.

  • Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định hữu hình:

- Đối với tài sản cố định cũn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định.

- Đối với tài sản cố định đó qua sử dụng, thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định như sau:

Trong đó:

Giá trị hợp lý của tài sản cố định là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị cũn lại của tài sản cố định (trong trường hợp được cấp, được điều chuyển), giá trị theo đánh giá của Hội đồng giao nhận (trong trường hợp được cho, biếu tặng, nhận vốn gúp),…

- Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định khác với khung thời gian sử dụng quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ để xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định đó để Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo ba tiêu chuẩn sau:

  • Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định theo thiết kế;
  • Hiện trạng tài sản cố định (thời gian tài sản cố định đó qua sử dụng, thế hệ tài sản cố định, tình trạng thực tế của tài sản...).
  • Tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định.

- Trường hợp có các yếu tố tác động (như việc nâng cấp hay tháo dỡ một hay một số bộ phận của tài sản cố định...) nhằm kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đó xác định trước đó của tài sản cố định, doanh nghiệp tiến hành xác định lại thời gian sử dụng của tài sản cố định theo ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều này tại thời điểm hoàn thành nghiệp vụ phát sinh, đồng thời phải lập biên bản nờu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng.

  • Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình:

Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm. Riêng thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất có thời hạn là thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định.

  • Xác định thời gian sử dụng tài sản cố định trong một số trường hợp đặc biệt:
  • Đối với dự án đầu tư theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh- Chuyển giao (B.O.T), thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định từ thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng đến khi kết thúc dự án.
  • Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh (B.C.C) có bên nước ngoài tham gia Hợp đồng, sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng bên nước ngoài thực hiện chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam, thì thời gian sử dụng tài sản cố định của tài sản cố định chuyển giao được xác định từ thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng đến khi kết thúc dự án.

Để theo dõi tình hình biến động tăng, giảm khấu hao TSCĐ kế toán Việt nam sử dụng TK214- Hao mòn TSCĐ. TK này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng giảm hao mòn khác của các loại TSCĐ của doanh nghiệp như TSCĐ hữu hình,TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính.

Tài khoản này có kết cấu và nội dung như sau :

Bên Nợ : Giá trị hao mòn TSCĐ và bất động sản đầu tư giảm do các lý do giảm TSCĐ và bất động sản đầu tư ( Thanh lý , nhượng bán , điều động cho đơn vị khác , góp vốn liên doanh …)

Bên Có :

- Giá trị hao mòn TSCĐ và bất động sản đầu tư tăng do trích khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư ; do đánh giá lại TSCĐ hoặc do điều chuyển TSCĐ đã sử dụng giữa các đơn vị thành viên của Tổng công ty hoặc công ty…

- Giá trị hao mòn TSCĐ do tính hao mòn của những TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án , phúc lợi .

Dư có: Giá trị hao mòn của TSCĐ và bất động sản đầu tư hiện có tại đơn vị.

Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ có 4 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao (hoặc tính hao mòn) TSCĐ và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình.

- Tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ thuê tài chính do trích khấu hao(hoặc tính hao mòn) TSCĐ thuê tài chính và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ thuê tài chính.

- Tài khoản 2143 - Hao mòn tài khoản vô hình: Phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng trích khấu hao(hoặc tính hao mòn) TSCĐ thuê tài chính và những khoản tăng, giảm hao mòn TSCĐ thuê tài chính.

- Tài khoản 2147 – Hao mòn bất động sản đầu tư : Phản ánh giá trị hao mòn của bất động sản đầu tư trong quá trình nắm giữ chờ tăng giá, cho thuê hoạt động của doanh nghiệp.

Tài khoản 2147 có nội dung và kết cấu như sau :

Bên Nợ : Giá trị hao mòn bất động sản đầu tư giảm.

Bên Có : Giá trị hao mòn bất động sảnđầu tư tăng do trich khấu hao hoặc do chuyển số khấu hao luỹ kế của bất động sản chủ sở hữu sử dụng thành bất động sản đầu tư.

Số dư bên Có : Giá trị hao mòn của bất động sản đầu tư hiện có của doanh nghiệp.

Để phản ánh tình hình hình tăng, giảm và sử dụng nguồn vốn khấu hao ở doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng tài khoản 009 - Nguồn vốn khấu hao.

Nội dung tài khoản:

Bên nợ: Nguồn vốn khấu hao tăng do :

- Trích khấu hao TSCĐ.

- Thu hồi vốn khấu hao đã điều chuyển cho đơn vị khác.

Bên có: Nguồn vốn khấu hao giảm do:

- Đầu tư đổi mới TSCĐ (mua sắm TSCĐ, XDCB,…).

- Trả nợ vay đầu tư TSCĐ.

- Điều chuyển vốn khấu hao cho đơn vị khác.

Số dư bên nợ: Nguồn vốn khấu hao hiện còn.

Số khấu hao TSCĐ đã trích được để lại cho doanh nghiệp, trong thời gian chưa có nhu cầu đầu tư, doanh nghiệp được sử dụng vào sản xuất, kinh doanh theo quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp.

Kế toán khấu hao TSCĐ hữu hình

* Định kì (Tháng, quý…) tính trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh , đồng thời phản ánh hao mòn TSCĐ, ghi:

Nợ TK 627 – chi phí sản xuất chung (6274).

Nợ TK 641 – chi phí bán hàng (6414) .

Nợ TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp(6424).

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

Đồng thời phản ánh tăng vốn khấu hao cơ bản, ghi đơn vào bên nợ TK 009 – nguồn vốn khấu hao,TK ngoài bảng cân đối kế toán .

* Trường hợp phải nộp vốn khấu hao cho đơn vị cấp trên hoặc điều chuyển cho đơn vị

0