Phương pháp ghi nhớ nhanh và hiệu quả
Phương pháp ghi nhớ nhanh và hiệu quả Kỹ năng ghi nhớ hiệu quả nhất Phương pháp ghi nhớ nhanh sẽ giúp bạn nhớ các thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trong bài viết sau đây VnDoc sẽ ...
Phương pháp ghi nhớ nhanh và hiệu quả
Phương pháp ghi nhớ nhanh sẽ giúp bạn nhớ các thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trong bài viết sau đây VnDoc sẽ chia sẻ cho các bạn cách ghi nhớ nhanh nhất để bạn luôn nắm bắt các thông tin cần thiết nhanh chóng và chính xác.
Phương pháp quản lý tiền với 6 chiếc hũ cực hay
Kỹ năng sống trong rừng cực hay bạn nên biết
Hướng dẫn cách ghi nhớ cực nhanh
PHẦN 1: TRÍ NHỚ TƯỢNG THANH
1. Dấu hiệu. Nếu bạn có thể ghi nhớ những gì bạn nghe được, có thể bạn có trí nhớ tượng thanh. Dưới đây là một số đặc điểm để giúp bạn xác định xem liệu bạn có phải là có trí nhớ tượng thanh hay không:
Bạn có thể nhớ rất chi tiết những thông tin mà bạn nghe được trong các cuộc trò chuyện hoắc bài giảng.
Bạn có vốn từ vựng phát triển, kỹ năng ngôn ngữ tốt, ghi nhớ các từ ngôn ngữ mới tương đối dễ dàng.
Bạn có khả năng nói tốt, có thể đem đến những cuộc trò chuyện thú vị, thể hiện rõ ràng ý kiến của mình.
Bạn có tài năng âm nhac, có khả năng cảm âm, nhịp điệu.
2. Hít thở sâu. Quét mắt qua một lượt bài bạn cần đọc, bạn sẽ biết được mình đang đọc gì. Nếu bài quá dài, bạn có thể chia ra thành từng phần nhỏ.
Liên tưởng. Khi bạn cần ghi nhớ một bài học nào đó, hãy cố gắng liên tưởng đến những hình ảnh hài hước, thú vị hoặc bất cứ điều gì có thể truyền cảm hứng cho bạn sẽ giúp bạn nhớ nhanh và lâu hơn.
Bạn cần phải nhớ một chuỗi các từ, bạn có thể lấy chữ cái đầu tiên của mỗi từ và nghĩ ra một câu khác thú vị hơn. Ví dụ như bạn muốn học thuộc dãy hoạt động hóa học của kim loại thì có thể nhớ theo cách sau: Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng áo phi âu, thay vì K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb (H) Cu Hg Ag Pt Au.
Tự tạo nên một câu chuyện thật sinh động liên quan trực tiếp đến những gì bạn đang cần phải ghi nhớ.
Vẽ cây ghi nhớ. Đây là cách thông dụng và dễ thực hiện nhất để học cách ghi nhớ mọi thứ.
3. Lặp đi lăp lại. Đây chính là một trong những phương pháp hiệu quả nhất:
Đọc bài lần thứ nhất nhưng chỉ 1 đoạn ngắn hoặc 1 vài câu đầu.
Không nhìn vào bài và nói to những gì mình mới được đọc cho đến khi nhớ.
Tiếp tục đọc lại lần thứ 2 nhưng lần này đọc nhiều hơn, thêm vài câu hoặc thêm 1 đoạn nữa.
Không nhìn vào bài và nói to những gì mình mới được đọc cho đến khi bạn nhớ.
Tiếp tục lặp lại như vậy cho đến hết bài.
4. Nghỉ ngơi. Phải giữ cho đầu óc bớt căng thẳng, thật thoải mái thì bạn mới có thể học thuộc lòng bài học một cách dễ dàng được, vì vậy nghỉ ngơi là điều rất quan trọng. Nếu bạn vừa mới phải học rất nhiều bài, bạn có thể nghỉ ngơi từ 20 đến 30 phút, vận động một chút hoặc làm gì đó bạn thích để thư giãn đầu óc và cơ thể. Tuy nhiên, không nên nghỉ quá lâu nếu không bạn sẽ không còn muốn tiếp tục làm việc nữa.
5. Kiểm tra. Sau khi nghỉ ngơi, bạn cần phải kiểm tra lại xem liệu bạn có còn nhớ bài vừa học không.
6. Ghi âm. Một cách khác giúp bạn ghi nhớ lâu hơn đó là thu âm lại những gì bạn đã học thuộc và khi đi ngủ thì nghe lại. Cách này sẽ giúp bạn củng cố lại trí nhớ và những kiến thức đã học sẽ in sâu hơn vào trong đầu bạn.
7. Lắng nghe người khác. Nếu bạn có thể và nếu được cho phép thì bạn có thể ghi âm hoặc thu hình bài học của mình. Sau khi kết thúc buổi học, hãy mở ra nghe lại 2-3 lần, ít hay nhiều bạn cũng sẽ ghi nhớ được một số kiến thức mới.
8. Di chuyển xung quanh. Bạn có thể vừa đi lại vừa học thuộc bài học, bằng cách này bạn sẽ phải sử dụng cả 2 não trái và não phải và việc ghi nhớ sẽ hiệu quả hơn.
PHẦN 2: TRÍ NHỚ TƯỢNG HÌNH
1. Nhìn thật lâu. Nếu sau đó mà bạn có thể hiểu và nắm bắt mọi thông tin một cách nhanh chóng thì có thể bạn là người có trí nhớ tượng hình, tức là ghi nhớ qua thị giác. Một số dấu hiệu để xác định bạn có trí nhớ tượng hình hay không:
Khi nhìn vào những nơi khác, bạn có thể hình dung ra bài học bạn mới học.
Hình dung, tưởng tượng những hình ảnh thật sống động trong đầu để ghi nhớ mọi thứ dễ dàng hơn.
Bạn có khả năng không gian rất tốt, tức là có thể ghi nhớ hình dạng, kích thước, kết cấu, góc độ của mọi vật bạn nhìn thấy.
Bạn có thể đoán được ý nghĩ hoặc những gì mọi người muốn nói qua cử chỉ, hành động của họ.
Bạn có tính thẩm mỹ, nghệ thuật,..
2. Không gian yên tĩnh. Bạn cần phải ở nơi mà không có sự tác động hoặc làm phiền nào. Tránh ngồi gần TV, máy tính hoặc bất cứ thứ gì có thể thu hút ánh nhìn của bạn.
3. Tô màu. Bạn có thể sử dụng bút highlight để tô màu những điểm chính cần ghi nhớ.
4. Xem qua những phần được tô màu và ghi ra một tờ giấy cho đến khi bạn có thể ghi nhớ hết tất cả.
5. Đặt các tờ giấy cần ghi nhớ ở nơi bạn thường thấy nhất. Ví dụ, ngay góc học tập, cửa ra vào, cửa tủ lạnh, trên bàn hoặc bất cứ nơi nào để bạn có thể dễ dàng bắt gặp thấy chúng và việc ghi nhớ sẽ dễ dàng hơn.
6. Thường xuyên viết lại những thứ cần ghi nhớ. Nếu có thể thì mỗi ngày khi bạn nhìn thấy các tờ giấy ghi nhớ của mình, bạn có thể viết lại chúng mà không cần xem qua và thay thế tờ giấy cũ.
7. Tìm kiếm bạn học chung. Vẽ sơ đồ biểu đồ với giải thích đầy đủ, bạn cũng có thể tìm một ai đó để giúp bạn học và ghi nhớ dễ hơn.
8. Di chuyển xung quanh. Bạn có thể vừa đi lại vừa học thuộc bài học, bằng cách này bạn sẽ phải sử dụng cả 2 não trái và não phải và việc ghi nhớ sẽ hiệu quả hơn.
PHẦN 3: TRÍ NHỚ VẬN ĐỘNG
1. Nếu bạn thường muốn chạm vào mọi thứ để ghi nhớ thông tin về những thứ đó thì có thể bạn là người có trí nhớ vận động. Hãy xem thử một số dấu hiệu sau:
Bạn học và ghi nhớ tốt nhất khi bạn cử động tay, hoặc chạm vào để bạn cảm thấy được sự hiện hữu của thứ mà bạn muốn ghi nhớ.
Bạn hay cử động tay khi nói chuyện.
Bạn nhớ những gì đã xảy ra nhưng không hoàn toàn là những gì bạn thấy và nghe.
Bạn giỏi vẽ, nghệ thuật, nấu ăn, xây dựng.
Bạn có xu hướng thích mạo hiểm và dễ dàng bị phân tâm.
Bạn không muốn bị động, ngồi một chỗ mà chủ động tìm đến những thứ bạn yêu thích.
2. Không gian học. Bạn cần một nơi để bạn có thể di chuyển xung quanh.
3. Sáng tạo. Cố gắng tạo ra hoặc tưởng tượng những bài học cần nhớ là như thế nào, bắt chước từng chi tiết của bài học. Ví dụ bạn muốn ghi nhớ một vài điều luật trong Hiến pháp nước Việt Nam, hãy thử làm giả một cuống Hiến pháp với những điều luật đã được viết ngắn gọn, dễ hiểu cho bạn ghi nhớ...
4. Ghi nhớ tóm tắt. Nếu bạn cần phải ghi nhớ các khái niệm trừu tượng và rất khó để biến chúng thành vật thể thực tế thì bạn có thể viết nó ra giấy. Ví dụ, bạn cần ghi nhớ số pi, bạn có thể viết từng con số ra mỗi mảnh giấy khác nhau và sau đó ghép chúng lại.
5. Áp dụng cách học thuộc ở 2 phần trên. Bạn có thể sử dụng một cố cách ghi nhớ từ những người có trí nhớ tượng thanh và tượng hình, tất cả đều rất có hiệu quả.
PHẦN 4: TRÍ NHỚ TỪ NGỮ – LOGIC
1. Nếu bạn là người có trí nhớ loại này, vậy bạn có khả năng ghi nhớ những thứ bạn đọc.
2. Đọc đi đọc lại những gì bạn cần phải nhớ.
3. Lặp lại một lần nữa và viết ra tờ giấy. Viết thêm những câu hỏi mặt sau của tờ giấy, bạn có thể chú thích, vẽ hình,...
4. Kiểm tra. Sau khi cảm thấy mình đã nhớ được rồi thì bạn có thể kiểm tra bằng cách trả lời câu hỏi mà không cần nhìn mặt kia.
5. Học nhóm. Bạn có thể tìm thêm bạn để học cùng và sau đó 2 người kiểm tra nhau, hoặc để thoái mái hơn thì là bạn bày cho người đó những gì bạn đã hoc và người đó cũng bày lại bạn nhưng có thể mỗi người đều có những cách diễn giải khác nhau nên sẽ bổ sung những thiếu sót.
6. Tiếp tục đọc lại cho đến khi bạn đã học thuộc lòng.