Phụ nữ ngày xưa có một cách làm trắng da mà ai nghe xong cũng phải sợ
Thời xưa, làn da trắng là tiêu chuẩn của cái đẹp, sự quý tộc, giàu sang. Vậy nên, ai cũng cố gắng làm cho mình có một làn da trắng. Dù ở thời đại nào thì sở hữu 1 làn da trắng luôn là ước mơ của nhiều người, đặc biệt là phái đẹp. Nhưng trắng thế nào mới là đẹp, phải chăng cứ "trắng bệch ...
Thời xưa, làn da trắng là tiêu chuẩn của cái đẹp, sự quý tộc, giàu sang. Vậy nên, ai cũng cố gắng làm cho mình có một làn da trắng.
Dù ở thời đại nào thì sở hữu 1 làn da trắng luôn là ước mơ của nhiều người, đặc biệt là phái đẹp.
Nhưng trắng thế nào mới là đẹp, phải chăng cứ "trắng bệch như ma" như phụ nữ ở cái thời Elizabeth mới là tuyệt hảo? Câu trả lời chắc chắn là không rồi...
Trang điểm với khuôn mặt trắng bệch mới là "mốt" thời Elizabeth I
Ngược dòng lịch sử, ít ai biết rằng, vào thế kỷ 16 - nữ hoàng nước Anh - Elizabeth I nổi tiếng với làn da trắng cùng mái tóc xoăn đỏ - tạo ra xu hướng "đẹp - độc".
Nữ hoàng nước Anh - Elizabeth I nổi tiếng với làn da trắng cùng mái tóc xoăn đỏ - tạo ra xu hướng "đẹp - độc".
Bà được coi là tiêu chuẩn cho vẻ đẹp thời bấy giờ nên chẳng lạ khi phụ nữ tầng lớp quý tộc bắt đầu đổ xô đi tìm mọi cách để có nước da như thế.
Và cũng bởi những phụ nữ tầng lớp quý tộc tin rằng, chỉ có những phụ nữ sống trong giàu sang mới có được làn da trắng bóc, còn phụ nữ ở tầng lớp thấp thì có làn da tối màu thiếu sức sống mà họ càng cố công tìm cho ra công thức làm trắng da cấp tốc.
Để có làn da "trắng sứ" giống Nữ hoàng, phái đẹp thời xưa đã sử dụng 1 loại bột làm trắng là bột chì carbonat (thường sử dụng trong hội họa), giấm, lưu huỳnh, phèn hoặc tro thiếc để bôi lên mặt.
Phương pháp này đã cho họ 1 làn da trắng bệch - mịn ngay lúc đầu nhưng dần ngả sang vàng ố 1 thời gian sau đó.
Để có làn da "trắng sứ" giống Nữ hoàng, phái đẹp thời xưa đã sử dụng 1 loại bột làm trắng là bột chì carbonat.
Những chất này vô cùng độc hại cho cơ thể con người nhưng vì làm đẹp mà nhiều người đã "bất chấp", sử dụng chúng như một cách phổ biến để làm đẹp.
Và hệ quả là, những ca ngộ độc chì "xảy ra như cơm bữa" ở thời kỳ này. Người bị ngộ độc chì có thể bị tổn thương thần kinh dẫn đến bị liệt hoặc thậm chí là tử vong.
Chất này vô cùng độc hại cho cơ thể con người nhưng vì làm đẹp mà nhiều người đã "bất chấp".
Cần biết rằng, tác hại của chì trong mỹ phẩm sẽ không biểu hiện ngay, nhưng về lâu dài sẽ thẩm thấu qua da, gây dị ứng cho làn da và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nếu để chì trên da mặt quá lâu, da sẽ bị xấu đi khoảng 80% so với làn da ban đầu nữa cơ.
Thật may là phương pháp làm đẹp này đã bị tuyệt chủng không lâu sau đó. Tuy cách làm đẹp này độc hại cho cơ thể con người, nhưng không thể phủ nhận rằng ở thời kỳ đó, nó được cho là có tính thẩm mĩ cao.