25/04/2018, 22:47

Phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a...

Phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỉ XX. 1.Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỉ XX Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với phong trào độc lập dân tộc, sự phát triển của phong trào công nhân và việc ...

Phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỉ XX.

1.Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỉ XX

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với phong trào độc lập dân tộc, sự phát triển của phong trào công nhân và việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào In-đô-nê-xi-a đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (5-1920), Đảng cộng sản nhanh chóng trưởng thành, tập hợp lực lượng quần chúng và lãnh đạo phong trào cách mạng trong thập niên 20 của thế kỉ XX.

Phong trào cách mạng lan rộng trong cả nước. Đảng Cộng sản đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Gia –va và Xu-ma-tơ-ra trong những năm 1926-1927. Cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng đã làm rung chuyển nền thống trị của thực dân Hà Lan ở In-đô-nê-xi-a.

Hình 41. A.Xu-các-nô (1901-1970)

 

Từ sau năm 1927, sau thất bại của Đảng Cộng sản, quyền lãnh đạo phong trào cách mạng chuyển vào tay Đảng Dân tộc của giai cấp tư sản, đứng đầu là Ác –mét Xu-các-nô. Với chủ trương đoàn kết các lực lượng dân tộc,chống đế quốc, đấu tranh bằng con đường hòa bình và bằng phong trào bất hợp  tác với chính quyền thực dân, Đảng Dân tộc đã nhanh chóng trở thành lực lượng dẫn dắt phong trào giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a.

A.Xu-các-nô là lãnh tụ phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a, người sáng lập Đảng Dân tộc In-đô-nê-xi-a. Với tư cách là Chủ tịch Đảng Dân tộc, Xu-các-nô kiên quyết đấu tranh đòi thực dân Hà Lan trao trả độc lập cho In-đô-nê-xi-a. Ông trở thành Tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a (1945-1965).

2.Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 30 của thế kỉ XX

Đầu thập niên 30, phong trào đấu tranh chống thực dân ở Hà Lan tiếp tục lan rộng khắp các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của các thủy binh ở cảng Su-ra bay-a vào năm 1993. Sau khi bùng nổ tàn khốc những người khởi nghĩa, chính quyền thực dân tăng cường đàn áp, bắt giữ các lãnh tụ của Đảng Dân tộc (từ năm 1929 là Đảng In-đô-nê-xi-a) và đặt Đảng ra ngoài vòng pháp luật.

Cuối thập kỉ 30, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít, những người cộng sản đã kết hợp với Đảng In-đô-nê-xi-a, thành lập mặt trận thống nhất chống phát xít với tên gọi Liên minh chính trị In-đô-nê-xi-a, thành lập mặt trận thống nhất chống phát xít với tên gọi Liên minh chính trị In-đô-nê-xi-a.

Tháng 12-1939, Liên minh chính trị In-đô-nê-xi-a, đứng đầu là Xu-các-nô, đã triệu tập Đại hội đại biểu nhân dân, bao gồm 90 đảng phái và các tổ chức chính trị, biểu thị sự thống nhất dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Đại hội thông qua Nghị quyết về ngôn ngữ (Bahasa Inđônêxia Raya). Tháng 9-1941, Hội đồng nhân dân In-đô-nê-xi-a được thành lập và bày tỏ nguyện vọng muốn hợp tác với chính quyền thực dân chống phát xít Nhật. Nhưng thực dân Hà Lan đã từ chối những yêu cầu chính đáng của phong trào dân tộc In-đô-nê-xi-a.

0