Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX, Trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc...
Bài 10. Trung Quốc giữa thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX – Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ XX. Trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc Trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc và sự hèn yếu của nhà Mãn Thanh, từ giữa thế kỉ XIX. nhân dân Trung Quốc đã ...
Trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc và sự hèn yếu của nhà Mãn Thanh, từ giữa thế kỉ XIX. nhân dân Trung Quốc đã tiến hành đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến. Tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống Anh xâm lược (1840 – 1842) và phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc (1851 – 1864).
Cuối thế kỉ XIX, trong hoàn cảnh các nước đế quốc tăng cường xâu xé Trung Quốc, một số người tiến bộ trong giai cấp thống trị Trung Quốc chủ trương tiến hành cải cách chính trị để hòng cứu vãn tình hình. Đó là cuộc vận động Duy tân (1898), do hai nhà nho yêu nước – Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu chủ trương, vua Quang Tự đứng đầu. Cuộc cải cách bị thất bại vì lực lượng của phái Duy tân quá yếu. Từ Hi Thái hậu làm chính biến, ra lệnh trấn áp những người lãnh đạo phái Duy tân.
Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. một phong trào nông dân chống đế quốc bùng nổ ờ miền Bắc Trung Quốc : phong trào Nghĩa Hòa đoàn.
Bùng nổ ở Sơn Đông, phong trào nhanh chóng lan rộng ra cả vùng Sơn Tây và Đông Bắc Trung Quốc, đồng thời tiến công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.
Liên quân tám nước đế quốc : Anh, Nhật, Mĩ, Đức, Nga, Pháp, Áo-Hung, I-ta-li-a tiến vào Bắc Kinh đàn áp phong trào. Nghĩa Hòa đoàn đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược, nhưng cuối cùng bị đánh bại vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí và do sự câu kết của triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc.