Phong trào cách mạng trong những năm 1932-1935
Phong trào cách mạng trong những năm 1932-1935 Cuộc khủng bố của thực dân Pháp đã làm cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. ...
Phong trào cách mạng trong những năm 1932-1935
Cuộc khủng bố của thực dân Pháp đã làm cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề.
Cuộc khủng bố của thực dân Pháp đã làm cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề.
Hàng vạn người bị bắt, bị tù đày. Các nhà tù như Hỏa Lò (Hà Nội), Khánh Lớn (Sài Gòn), Côn Đảo, Kon Tum, Lao Bảo, Sơn La v.v..chật ních nhà tù chính trị; hầu hết các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Xứ ủy Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì bị bắt.
Cùng với việc khủng bố, những thủ đoạn mị dân, lừa bịp cũng được thực dân Pháp thi hành để lôi kéo các tầng lớp quan lại, địa chủ, tư sản, trí thức để mê hoặc một bộ phận nhân dân. Về chính trị, chúng cho tăng số đại diện người Việt vào cơ quan lập Pháp,; về kinh tế, chúng cho người bản xứ được tham gia đấu thầu một số công trình công cộng; về văn hóa-xã hội, chúng tổ chức lại một số trường cao đẳng. Chúng còn lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.
Trong hoàn cảnh đó, những người cộng sản vẫn kiên cường đấu tranh. Những đảng viên trong tù đấu tranh bảo lập trường, quan điểm cách mạng của Đảng, tổng kết bài học kinh nghiệm chỉ đạo phong trào, tổ chức vượt ngục. Những đảng viên không bị bắt đã tìm cách gây dựng lại tổ chức Đảng và quần chúng.
Một số đảng viên đang hoạt động ở Trung Quốc và Xiêm đã trở về nước hoạt động.
Năm 1932, Lê Hồng Phong cùng một số đồng chí chỉ thị của Quốc tế Cộng sản tổ chức Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng.
Tháng 6-1932, Ban lãnh đạo Trung ương thảo ra Chương trình hành động của Đảng. Chương trình hành động nêu chủ trương đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động, thả tù chính trị, bãi bỏ các thứ thuế bất công, củng cố và phát triển các đoàn thể cách mạng của quần chúng.
Dựa vào chương trình hành động, phong trào đấu tranh của quần chúng được nhen nhóm trở lại với các tổ chức như hội cấy, họi cày, hội hiếu hỉ, hội đọc sách báo v.v..
Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân đã nổ ra.
Cuối năm 1933, các tổ chức của Đảng dần dần được khôi phục và củng cố. Đầu năm 1934, Ban lãnh đạo Hải ngoại được thành lập do Lê Hồng Phong đứng đầu. Cuối năm 1934-đầu năm 1935, các xứ ủy Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì được thành lập lại.
Như vậy, đến đầu năm 1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng được phục hồi
2. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3-1935)
Từ ngày 27 đến ngày 31-3-1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng họp tại Ma Cao (Trung Quốc). Tham dự Đại hội có 13 đại biểu, thay mặt cho hơn 500 đảng viên thuộc các đảng bộ trong nước và các tổ chức Đảng đnag hoạt động ở nước ngoài.
Sau khi đánh giá tình hình, Đại hội xác định ba nhiệm vụ chủ yếu của Đảng trong thời gian trước mắt là : củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi, chống chiến tranh đế quốc.
Đại hội thông qua Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết về vận động công nhân nông dân, binh lính, thanh niên, phụ nữ về công tác trong các dân tộc thiểu số, về đội tự vệ và cứu tế đỏ.
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 13 người, do Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư. Nguyễn Ái Quốc được cử làm đại diện của Đảng tại Quốc tế Cộng sản.
Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng đánh dấu một mốc quan trọng : Đảng đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương, cũng như khôi phục được các tổ chức quần chúng.