28/02/2018, 15:53

Phát hiện mới giúp sông Amazon trở thành sông dài nhất thế giới

Thay vì dựa trên chiều dài, các nhà khoa học đã đưa ra 1 tiêu chí chính xác hơn để so sánh “độ khủng” giữa các dòng sông. Nếu được hỏi đâu là con sông dài nhất thế giới, hẳn bạn sẽ trả lời rằng đó là sông Nile phải không? Bởi bạn cho rằng, độ dài của sông Nile là 6.650km, trong khi ...

Thay vì dựa trên chiều dài, các nhà khoa học đã đưa ra 1 tiêu chí chính xác hơn để so sánh “độ khủng” giữa các dòng sông.

Nếu được hỏi đâu là con sông dài nhất thế giới, hẳn bạn sẽ trả lời rằng đó là sông Nile phải không? Bởi bạn cho rằng, độ dài của sông Nile là 6.650km, trong khi đó, sông Amazon chỉ về đích thứ 2 với 6.400km.

Nhưng với phát hiện kỳ thú này, sông Nile đã không còn là con sông dài nhất thế giới nữa.

Làm sao để xác định chiều dài 1 con sông?

Để xác định chiều dài của 1 con sông, thông thường chúng ta cho rằng chỉ cần xác định đầu nguồn, tìm cửa sông và tiến hành đo khoảng cách sẽ ra kết quả.

Theo giáo sư Laurel Larsen đến từ khoa Địa lý, trường ĐH California Berkeley, chiều dài 1 dòng sông là khoảng cách liền mạch dài nhất nối từ đầu nguồn đến cửa sông, dọc theo đường rãnh sâu nhất của sông.

Trong đó, đầu nguồn là điểm xa nhất và dòng chảy tại đó là độc lập, không có nguồn vào. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng việc này lại vô cùng khó khăn bởi các dòng sông thường không phải là 1 hệ thống riêng lẻ hoàn hảo. Điển hình như Mississipi - xét theo lý do lịch sử, sông Mississppi hoàn toàn riêng rẽ, độc lập với Missouri. Nhưng theo các định nghĩa thông thường thì 2 con sông này lại chung 1 hệ thống.

Sông Mississppi và Misouri cùng chung 1 hệ thống.
Sông Mississppi và Misouri cùng chung 1 hệ thống.

Tương tự với điểm cửa sông. Đối với 1 vài dòng sông nhỏ, việc xác định cửa sông có thể khá dễ dàng nhưng với những dòng sông lớn chảy ra biển như Amazon thì lại vô cùng phức tạp.

Vào năm 2007, một phân tích của các nhà khoa học Brazil đã chỉ ra rằng cửa sông Amazon đúng ra nên thuộc về sông Pará ở phía Nam đảo Marajó, thay vì phía Bắc như nghiên cứu trước đó. Nhận định này nhanh chóng bị các nghiên cứu mới bác bỏ. Nhưng sự việc cũng cho ta thấy việc xác định cửa sông chính xác không phải là một điều dễ dàng gì.

Xác định cửa sông cũng là 1 điều nan giải.
Xác định cửa sông cũng là 1 điều nan giải.

Không chỉ chịu tác động từ việc xác định đầu nguồn và cửa sông, chiều dài 1 dòng sông còn ẩn chứa sai số bởi phương thức đo đạc.

Theo hiện tượng coastline paradox: "Độ dài của 1 vật phức tạp về cơ bản là không thể xác định, bởi chiều dài càng lớn thì thước đo phải càng nhỏ". Và với những dòng sông có chiều dài lên đến hàng ngàn km, thì sai số lại càng lớn.

Với các lý do trên, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng chiều dài của 1 dòng sông không còn là điều to tát.

Thay vào đó yếu tố duy nhất thực sự quan trọng chính là lưu vực sông – vùng đất liền cung cấp nước cho các dòng sông. Bởi không giống như chiều dài, tiêu chí này có các số liệu để tính toán dễ dàng và chính xác hơn.

Sông dài nhất là chưa chuẩn đâu. Sông rộng nhất mới là chuẩn không cần chỉnh.
Sông dài nhất là chưa chuẩn đâu. Sông rộng nhất mới là chuẩn không cần chỉnh.

Dựa trên tiêu chí đánh giá này, các nhà thủy văn học đã đưa ra 1 bảng xếp hạng mới của các dòng sông trên thế giới.

Theo đó, sông Nile đã rơi khỏi vị trí đầu bảng và khiêm tốn là dòng sông rộng thứ 5 trên thế giới, xếp sau Congo, Mississppi, và Ob.

Còn dẫn đầu bảng là sông Amazon, với lưu vực rộng 6.3 triệu km2 – đủ để là quốc gia lớn thứ 7 trên thế giới, sau Úc - theo bài phân tích trên Nature.

0