28/02/2018, 14:20

Phát hiện máy mã hóa tối mật của Hitler

Các nhà sử học đã bất ngờ phát hiện một thiết bị mã hóa từng được trùm phát xít Đức Adolf Hitler sử dụng để gửi các thông điệp tối mật cho tướng lĩnh của ông ta, khi họ nhìn thấy nó được rao bán trên trang eBay với giá 9,5 Bảng (khoảng 13,9 USD). Các tình nguyện viên thuộc Bảo tàng Tin học ...

Các nhà sử học đã bất ngờ phát hiện một thiết bị mã hóa từng được trùm phát xít Đức Adolf Hitler sử dụng để gửi các thông điệp tối mật cho tướng lĩnh của ông ta, khi họ nhìn thấy nó được rao bán trên trang eBay với giá 9,5 Bảng (khoảng 13,9 USD).

Các tình nguyện viên thuộc Bảo tàng Tin học quốc gia Anh đã lần theo dấu vết của máy chữ Lorenz cực hiếm gặp, sau khi nhìn thấy nó trên trang web đấu giá trực tuyến. Thiết bị này được quảng cáo là một máy điện báo và các nhà sử học phát hiện, nó bị bỏ lại trong một nhà kho ở Essex, Anh trong tình trạng "bụi bẩn phủ đầy".

Máy điện báo Lorenz thời Thế chiến thứ hai tương tự như thiết bị được rao bán trên eBay.
Máy điện báo Lorenz thời Thế chiến thứ hai tương tự như thiết bị được rao bán trên eBay. (Ảnh: Daily Mail).

Một tình nguyện viên của bảo tàng sau đó đã tới tận nơi mua lại chiếc máy chữ với cái giá hào phóng là 10 Bảng.

Theo các chuyên gia, những mệnh lệnh đơn giản được gõ vào máy điện báo, sau đó được một máy mật mã kết nối với nó mã hóa thông qua hệ thống gồm 12 bánh xe với nhiều cài đặt riêng rẽ. Bảo tàng Tin học Anh hiện đang kêu gọi mọi người tìm kiếm động cơ mất tích - một phần then chốt của thiết bị.

Khi các tình nguyện viên đưa máy điện báo từ Essex về bảo tàng, họ phát hiện nó có in một số seri đặc trưng của quân đội Đức thời chiến tranh, trùng khớp với con số seri trên một máy khác mà bảo tàng mượn được từ Na Uy gần đây. Chiếc Lorenz SZ42 của Na Uy tương tự như một máy điện báo và là một trong khoảng 200 thiết bị Lorenz tồn tại trong Thế chiến thứ hai.


Các cựu nhân viên giải mã chụp ảnh lưu niệm bên cạnh chiếc Lorenz SZ42 mà Bảo tàng Tin học mượn của Na Uy. (Ảnh: Daily Mail).

Chỉ 4 thiết bị Lorenz được ghi nhận đã chống chịu qua chiến tranh. Một trong số chúng mang số seri 1137 và từng được sử dụng tại trụ sở của quân Đức ở Lillehammer, Na Uy.

Các chuyên gia thuộc Bảo tàng Tin học Anh tin rằng, do Na Uy bị Đức quốc xã chiếm đóng cho mãi tới cuối Thế chiến hai, nên nước này đã nhận được chỉ thị đầu hàng cuối cùng vào lúc 24h ngày 8/5/1945, đánh dấu chiến tranh kết thúc.

0