Phật giáo
Phật giáo Người sáng lập là Buddha (Trung Quốc dịch là Phật), có nghĩa là "giác ngộ". Theo Jataka (Phật bản sinh kinh), Buddha vốn là một thái tử, tên là Siddhàrta (Trung Quốc dịch là Tất Đạt Đa, có nghĩa là "người thực hiện được mục đích”) ...
Phật giáo
Người sáng lập là Buddha (Trung Quốc dịch là Phật), có nghĩa là "giác ngộ". Theo Jataka (Phật bản sinh kinh), Buddha vốn là một thái tử, tên là Siddhàrta (Trung Quốc dịch là Tất Đạt Đa, có nghĩa là "người thực hiện được mục đích”)
Người sáng lập là Buddha (Trung Quốc dịch là Phật), có nghĩa là "giác ngộ". Theo Jataka (Phật bản sinh kinh), Buddha vốn là một thái tử, tên là Siddhàrta (Trung Quốc dịch là Tất Đạt Đa, có nghĩa là "người thực hiện được mục đích”), con trai của Suddhodana (Tịnh Phạn), vua một nước nhỏ ở Bắc Ấn Độ (nay thuộc đất Nêpan). Vì muốn tìm cách giải thoát nhân loại khỏi sự khổ đau trong vòng luân hồi, Siddhàrta đá bỏ gia đình, đi tu. Khi đã "giác ngộ", có nghĩa là khi đã phát hiện được nguyên nhân của nỗi khổ đau nhân thế và cách dứt bỏ nó, ông lấy hiệu là Buddha. Người ta còn gọi ông là 'Sakya - muni (Trung Quốc dịch là Thích Ca Mâu Ni), có nghĩa là "nhà hiền triết của xứ 'Sakya". Người ta không biếtrõ đích xác năm sinh của Buddha, nhưng theo truyền thống, ông được coi là sinh vào năm 623 tr. CN, sống khoảng 80 năm. Sau khi ông chết, các học trò của ông đã tiếp tục phát, triển tư tưởng của ông, xây dựng thành một hệ thống tôn giáo - triết học lớn, có ảnh hưởng lớn ở Ấn Đô, và từ đó, lan ra nhiêu vùng của thế giới.
Kinh điển hiện nay rất đồ sộ, gồm ba bộ phận gọi là Tripitaka (Tam Tạng) gồm Kinh (Sùtra), được coi là ghi lại lời Buddha thuyết pháp, luật (Vinaya), tức giới điều mà giáo đoàn phải tuân theo và Luận (Sàstra), tức các tác phẩm luận giải các vấn đề của các học giả - cao tăng về sau.
Chúng ta nghiên cứu tư tưởng triết học trên hai phương điện, về bản thể luận và nhân sinh quan.
Bản thể luận: đưa ra tư tường "vô ngã", "vô thường".
cho rằng tất cả mọi sự vật, hiện tượng xung quanh ta, cũng như ta, là không có thực, chỉ là ảo giả, do vô minh đem lại. Thế giới (nhất là thế giới hữu tình - con người) được cấu tạo do sự nhóm họp của các yếu tố vật chất (Sắc) và tinh thần (Danh). Danh và sắc được chia làm 5 yếu tố (gọi là Ngũ uẩn) là:
Nhưng Danh và Sắc chỉ hội tụ với nhau trong một thời gian ngắn rồi lại chuyển sang trạng thái khác, do vậy "không có cái tôi" (Vô ngã, anatman). Bản chất của sự tồn tại của thế giới là một dòng biến chuyển liên tục (Vô thường), không thể tìm ra nguyên nhân đầu tiên, do vậv không có ai tạo ra thế giới và cũng không có cái gì là vĩnh hằng. Như vậy là đã bác bỏ sự tồn tại của Brahman, Đấng sáng tạo và Atman (Ngã) của Upanisad.
Thế giới sự vật và hiện tượng luôn luôn biến hiện theo chu trình: Sinh - trụ - dị - diệt (hoặc: thành - trụ - hoại - không) theo luật nhân quả. đưa ra khái niệm Duyên (Pratyaya): trong quá trình nhân quả tương tục đó, duyên theo nghĩa vừa là kết quả của quá trình cũ, vừa là nguyên nhân của quá trình mới.
Nhân sinh quan: bác bỏ Brahaxn và man nhưng lại tiếp thu tư tưởng luân hồi (samsara) và nghiệp (karma) của Upanisad: mọi sự vật mất đi ở chỗ này là để sinh ra ở chỗ khác, quá trình thác sinh luân hồi đó do nghiệp chi phối theo nhân quả. Mục đích cuối cùng của Phật là tìm ra con đường giải thoát (Moksa), đưa chúng sinh ra khỏi vòng luân hồi bất tận đó. Phật nói: "Này các đệ tử, ta nói cho mà biết, nước ngoài biển khơi chỉ có một vị mặn, đạo của ta dạy đây cũng chỉ có một vị là vị giải thoát'.
Để đi tới giải thoát, Phật nêu lên "Tứ diệu đế" (Catvarì àryáatyani), nghĩa là Bốn chân lý tuyệt diệu, thiêng liêng mà mọi người phải nhận thức được.
Một là, khổ đế (Duhkha - satya). cho rằng cuộc đời là bể khổ. Cái khổ của cuộc đời được tóm trong 8 thứ khổ, gọi là "Bát khổ": ngoài bốn nỗi khổ "sinh, lão, bệnh, tử' (sinh, già, ốm đau, chết) còn thêm bốn nỗi khổ:
- Thụ biệt ly: yêu thương nhau phải xa nhau
- Oán tăng hội: ghét nhau phải tụ hội với nhau
- Sở cầu bất đắc: muốn mà không được.
-Thú ngũ uẩn: khổ vì có sự tổn tại thân xác.
Hai ià, Nhân đế (samudaya - satya) hay còn gọi là Tập đế: mọi cái khổ đều có nguyên nhân, ở đây Phật đưa ra 12 nhân duyên, gọi là "thập nhị nhân duyên":
- Trước hết là Vô minh (avidyà). Vô minh tức là không sáng suốt, không nhận thức được thế giới, sự vật, hiện tượng đều là ảo là giả, mà cứ cho đó là thực. Mọi sự vật đểu là do các duyên hòa hợp với nhau mà thành duyên (duyên thành); là do sự so sánh của chủ quan nhận thức (như to – nhỏ, dài - ngắn...) mà có (quán đãi); là do sự phân biệt của ý thức chủ quan mà gán lên cho sự vật (phân biệt).
- Duyên Hành (Samskara). Hành ở đây là hoạt động của ý thức, sự dao động của tâm, của khuynh hướng, và đã có manh nha của nghiệp.
- Duyên thức (Vijnana). Tâm thức từ chỗ trong sáng, cân bằng (minh) trở nên ô nhiễm, mất cân bằng. Cái tâm thức đó tùy theo nghiệp lực mà tìm đến các nhân duyên khác để hiện hình, thành ra một đời khác.
- Duyên Danh - Sắc (Nàmarùpa). Là sự hội họp của các yếu tố vật chất và tinh thần. Đối với loài hữu tình, sự hội họp của Danh và Sắc sinh ra Lục căn, tức cơ quan cảm giác (Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỵ căn, Thiệt căn, Thân căn và Ý căn = mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và ý thức).
- Duyên lục nhập (Sadàyatana). Là quá trình tiếp xúc với thế giới khách quan xung quanh. Lục căn tiếp xúc với Lục trần (Lục trần: Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp).
- Duyên Xúc (Spársa). Là sự tiếp xúc, phối hợp giữa Lục căn, Lục trần và Thức.
- Duyên Thụ (Vedanà). Thụ là cảm giác. Do tiếp xúc mà nảy sinh ra yêu, ghét, buồn, vui...
- Duyên Ái (Trsnà). Ái là yêu thích, ở đây chỉ sự nảy sinh dục
vọng.
- Duyên Thủ (Upàdàna). Có "Ái" rồi thì có thủ , tức là đã yêu thích rồi thì muốn giữ lấy, chiếm lấy.
- Duyên Hữu (Bhava). Tiến tới xác định chủ thể chiếm hữu (cái ta) thì phải tổn tại (Hữu) từc là đã có hành động tạo nghiệp.
- Duyên Sinh (Jàti). Đã có tạo nghiệp (Hữu) tức là có nghiệp nhân thì ắt có nghiệp quả, tức là phải sinh ra ta.
- Duyên Lão - Tử (Jaràmarana). Đã có sinh tất có già và chết đi.
Sinh - Lão - Tử là kết quả cuối cùng của một quá trình nhưng đồng thời cũng là ngnyên nhân của một vòng luân hồi mới, từ vô sinh của cuộc đời khác...
Ba là, Diệt đế (Nirodha - satya). Phật khẳng định cái khổ có thể tiêu diệt được, có thể chấm dứt được luân hồi.
Bốn là, Đạo đế (Màiga - satya). Phật đưa ra con đường giải thoát, diệt khổ, thực chất là tiêu diệt vô minh. Con đường tiêu diệt vô minh gồm có 8 con đường chính (Bất chính đạo) là:
- Chính kiến: hiểu biết đúng đắn, nhất là Tứ diệu đế.
- Chính tư duy: suy nghĩ đúng đắn.
- Chính ngữ: giữ lời nói chân chính.
- Chính nghiệp: nghiệp có tà nghiệp và chính nghiệp. Nếu là tà nghiệp (sát hại, trộm cướp...) thì phải tu sửa cải tạo, nêu là chính nghiệp thì phải giữ cho vững. Có thân nghiệp (do hành động gây ra), khẩu nghiệp (do lời nói gây ra) và ý nghiệp (mới trong ý nghĩ).
- Chính mệnh: phải tiết chế dục vọng, tri giới (giữ các điều răn).
- Chính tinh tiến (phải hăng hái, tích cực trong việc tìm kiếm và truyền bá chân lý của Phật).
- Chính niệm: phải thường hằng nhờ Phật, niệm Phật.
- Chính định: phải tĩnh lặng, tập trung tư tưởng mà suy nghĩ về Tứ diệu đế, về vô ngã, vô thường, khổ.
Theo con đường "Bát chính đạo“, con người có thế diệt trừ đuợc vô minh, giải thoát và nhập vào Nirvana (Trung Quốc phiên âm là Niết bàn ) là trạng thái hoàn toàn yên tĩnh, sáng suốt, chấm dứt sinh tử luân hồi.
Như vậy nguyên thủy có tư tưởng vô thần, phủ nhận đấng sáng tạo (vô ngã, vô tạo giả) và có tư tưởng biện chứng (vô thường, lý thuyết duyên khởi). Tuy nhiên, triết học cũng thể hiện tính duy tâm chủ quan khi coi thế giới hiện tượng (sarvadharma, vạn pháp) là ảo và giả, và do cái tâm vô minh của con người tạo ra.
Vào thế ký thứ III tr. CN phát triển thịnh vượng ở Ấn Độ. Ngay sau khi Phật chết, các học trò của ông tập hợp nhau lại ở thành Rajagriha (Vương xá), họ cùng nhau nhớ lại những lời dạy, thuyết pháp của Phật để biên soạn kinh điển , trước hết là Kinh tạng và Luật tạng. Trong lịch sử Phát giáo, đây được coi là kết tập lần thứ I .
Một trăm năm sau khi Phật chết, kết tập lần thứ II họp ở Vaisali, trong nội bộ giáo đoàn có mâu thuẫn. Một số đông đòi hỏi phải chữa lại Luật tạng, biên soạn lại Luật tạng. Những người này bị trục xuất ra khỏi kết tập, họ tập Hợp nhau lại, tự xưng là phái Mahasamghika (Trung Quốc dịch là Đại chúng bộ). Phái chính thống được gọi là Sthaviravada, hay Theravada (Thượng tọa bộ). Trong Đại chúng bộ đá có mầm mống của tư tưởng Đại Thừa.
Năm 245 tr. CN kết tập lần III tiến hành ở Pàtaliputra, dưới sự bảo trợ của vua Asoka, có 11 phái ly khai, chia ra làm nhiều trường phái khác nhau, trong đó có hai trường phái lớn sau này thành hai trong 20 trường phái của Tiểu Thừa là:
- Sarvàstivàda (Nhất thiết hữu bộ).
Phải này tập trung nghiên cứu phạm trù thời gian. Tên của phái Sarvàstivàda, là do lý thuyết của phái này: Surva asti kale có ý nghĩa là “Tất cả tồn lại trong mọi thời gian”. Theo họ, sở dĩ có tốn tại trong hiện tại là vì đã có tác động trong quá khứ, và do tác động trong hiện tại mà có tồn tại trong tương lai. Như vậy, họ đi gần đến chỗ rồi tồn tại là bất biến.
- Sautràntika (Kinh bộ). Phái này chống lại sự vi phạm luận điểm "vô thường” của phái trên. Tên của phái là do chữ Sùtra, nghĩa là "Kinh", tức lời Phật dạy. Họ xây dựng lý thuyết Svalak'sana, tức "lý thuyết về tính chốc lát". Svalak'sana có nghĩa là đơn vị thực tại nhất thời và cũng là đơn vị biến chuyển. Theo thuyết này, trạng thái biến chuyển rõ ràng xây ra sau một loạt biến chuyển không rõ ràng. Phái này có những đóng góp cho sự phát triển tư tưởng biện chứng.
Vào buổi đầu công nguyên, xuất hiện tư trào được gọi là Đại Thừa (Mahàyàna), có nghĩa là "cỗ xe lớn". Những người Đại Thừa gọi những người đối lập là Tiểu Thừa (Hinàyàna), tức là “cỗ xe nhỏ". Phái Đại Thừa tự coi là "cỗ xe lớn", vì cho rằng có thể đưa nhiều người đến giác ngộ. Theo họ, người Tiểu Thừa chỉ lo tu dưỡng tự thân, một mình đến chỗ giác ngộ bằng tự lực, mà không chú ý cứu độ người khác, như đi trên "cỗ xe nhỏ". Những người Đại Thừa cho rằng phái "tự giác giác tha, tự độ độ tha' (mình đã giác ngộ thì phải độ người khác). Theo Đại Thừa, con người có thể giác ngộ đến Niết bàn, không chỉ bằng tự lực mà còn bằng tha lực, tức sự dẫn dắt của người khác, đặc biệt là của các vị Bồ Tát (Bodhisattva). Tức những bậc đại giác, đã ra khỏi vòng luân hồi, không sinh không tử, nhưng vẫn bận rộn với công việc cứu độ chúng sinh. Do đó, ở đâu có sự thờ cúng Bồ Tát là ở đó có tôn giáo Đại Thừa.
Cùng với sự ra đời của Đại Thừa, xuất hiện các kinh viết bằng ngôn ngứ Sanakrit (các kinh điển nguyên thủy được viết bằng tiếng Palii. Đó lá các kinh như Prajnàpàramità (Bát nhã ba la mật), Lankàvatàra (Làng già). Saddharma - pundarika (Diệu Pháp liên hoa)...
Về mặt triết học, Đại Thừa Ấn Độ có hai trường phái
lớn.
2.1. Phái Madhyamika (Trung luận)
Người sáng lập phái này là Nàgàirjuna (Trung Quốc gọi là Long Thụ), sống vào khoảng nửa sau thế kỷ II. Trong một thời gian dài, ông là viện trưởng tự viện Nalanda. Ông đưa ra luận thuyết về"không" (sunya - vàda, không luận), cho rằng thế giới vật chất và ý thức vốn là không, do vô minh mà nó hiện ra như ta thấy. Các sự vật, hiện tượng hiện hình ra mà ta có thể cảm nhận được đều là ảo, giả. Do vậy, cách nhìn nhận thế giới phải vừa "không", vừa "giả", tức là cách nhìn “trung" (madhyamà - Pratipat). Những người theo không luận cho rằng, qua quá trình tu tập, đến một lúc nào đó khi căn cơ đã thuần thục đồng thời cái trí tuệ Bát – nhã Práína: một thứ trí tuệ siêu việt) xuất hiện thì cái thế giới ảo giả đó tan biến hết, trở về trạng thái không (Sunya). Không (Sunya) được đồnp nhất với Niết bàn (Nirvana).
2.2. Phái Yogacara (Du - già)
Phái này do hai anh em nhà sư Asanga (Vô – Trước) và Vasubandhu (Thế - Thân) (sống khoảng giữa thế kỷ V, cả hai người trong nhiều năm là viện trưởng tự viện Nalanda) sáng lập.
Tác phẩm Vijnàptimatratasiddhi (Thành duy thức luận) của Thế - Thân là cơ sở tư tưởng của phái này. Phái Yogacara còn được gọi là phái Duy thức. Những người Duy thức cho rằng vạn vật trên thế giới đều là biến tướng, là sự thể hiện của thức thứ 8, tức Alaya – Vijnàna (Alniđa thức hay tạng thức). Tám thức là: Nhận thức, Nhĩ thức, Tỵ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức, Mạt- na thức và Alaida thức. Alaida thức (Tạng thức) tàng chứa mọi hạt giống: (chủng tử) của nghiệp và tùy theo căn cơ nghiệp lực mà nó hiện ra,tức thành quả báo. Phái Duy thức đặc biệt nhấn mạnh cái thức thứ 8 này không bao giờ mất đi mà nó tồn tại vĩnh hằng.
Các nhà lôgic học nổi tiêng như Dignàga và Đharmakirti cũng thuộc trường phái Yogacara.
Năm 1193, những người Hồi giáo đã tàn sát tín đồ Ấn Độ, phá hủy các tự viện. bị tiêu diệt trên đất Ấn Độ. Nhưng thực ra đã suy vong ở đây từ thế kỷ IX. Nhưng trong thời gian tồn tại của nó, đã từ Ấn Độ truyền bá ra các nước xung quanh, trở thành hệ thống tôn giáo - triết học thế giới, có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần và lịch sử văn hóa của nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.
soanbailop6.com