06/02/2018, 10:41

Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật bà cụ Tứ trong “Vợ nhặt” của Kim Lân

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật bà cụ Tứ trong "Vợ nhặt" của Kim Lân Bài làm Tác giả Kim Lân viết "Vợ nhặt" trong bối cảnh những năm đất nước ta đang có nạn đói đang hoành hành,, nạn đói lịch sử này đã làm chết hai triệu đồng bào ở nước ta, làm cho người dân của chúng ta ...

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật bà cụ Tứ trong "Vợ nhặt" của Kim Lân

Bài làm

Tác giả Kim Lân viết "Vợ nhặt" trong bối cảnh những năm đất nước ta đang có nạn đói đang hoành hành,, nạn đói lịch sử này đã làm chết hai triệu đồng bào ở nước ta, làm cho người dân của chúng ta rơi vào thời kỳ lao đao khốn đốn.

Nhưng chính trong thời kỳ đói khổ này mà tấm lòng con người lại trở nên ấm áp, giàu cảm xúc, giàu tình người hơn bao giờ hết. Trong hoàn cảnh khó khăn đói kém đó, nhưng người ta luôn hướng tới sự sống chứ không tìm tới cái chết. Đó chính là điều sâu sắc ý nghĩa mà tác giả Kim Lân muốn gửi gắm vào tác phẩm của mình.  

Trong đó, hình ảnh bà cụ Tứ, mẹ của anh cu Tràng là người phụ nữ có tấm lòng cực kỳ nhân hậu, nhân văn, thấu tình đạt lý. Một bà mẹ chồng xưa nay hiếm. Bà cụ Tứ là một nhân vật có tấm lòng nhân hậu. Một người mẹ nghèo khổ tuổi đã cao mắt lèm nhèm, lưng đã còng, khuôn mặt thì luôn bủng beo u ám.

Người phụ nữ nghèo khổ này đã trải qua nhiều biến cố trong cuộc sống. Bà góa chồng từ khi còn trẻ, chỉ có một người con trai là anh cu Tràng. Trong tác phẩm "Vợ nhặt" bà cụ Tứ xuất hiện ở truyện khi anh cu Trang nhặt được vợ và dẫn vợ của mình về nhà cùng chung sống.

Hình ảnh bà cụ Tứ xuất hiện già nua, đói khổ, hai con mắt thì đã nhìn gà hóa cuốc, nhưng tình cảm mà bà dành cho con dâu và con trai mình thì vô cùng sâu sắc. Lúc đầu khi nhìn thấy người phụ nữ lạ ở trong nhà bà còn tưởng mình nhìn nhầm, nhưng sau đó khi bước lại gần lại nghe người phụ nữ kia chào mình bằng u, rồi nghe anh cu Tràng giới thiệu đây là nhà con. Thì bà cụ Tứ biết rằng mình không thể nhầm được nữa

Nhưng bà chợt xót xa nhói lên trong lòng mình những cảm xúc thương cảm, bởi người ta lấy vợ trong lúc ăn nên làm ra, còn mình thì… không biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua cái đận này không? Đó chính là tâm trạng của người mẹ già thương con, lo lắng cho số phận của con mình trong lúc hoàn cảnh đói kém này, gia đình có thêm miệng ăn là thêm gánh nặng. Nhưng rồi bà lại nghĩ "Có gặp lúc khó khăn này thì người ta mới lấy tới con mình. Con mình mới có vợ"

Một người phụ nữ có cái nhìn lạc quan thấu đáo, bà cảm thương cho số phận cô con dâu của mình, thương cho hoàn cảnh lang thang cô đơn của cô. Cảm thấy cô gái tội nghiệp kia cần một mái nhà, một gia đình để cùng nhau phấn đấu cố gắng chống lại những khó khăn của cuộc sống.

phát biểu cảm nghĩ về nhân vật bà cụ tứ

Tấm lòng của người mẹ, một người phụ nữ từng trải bà hiểu cho hoàn cảnh sa cơ lỡ bước của con dâu mình, thậm chí bà còn nghĩ có thể đây là may mắn, bởi con trai bà vừa nghèo khổ, vừa có ngoại hình thô kệch lại ít học, gia cảnh mẹ góa con côi, nếu vào thời kỳ bình thường sẽ khó mà lấy được vợ. Có gặp lúc khốn khó này thì người ta mới lấy tới con mình, cho thấy bà có cái nhìn vô cùng tích cực, lạc quan

Sau đêm tân hôn anh cu Tràng tỉnh dậy thấy nhà cửa gọn gàng, ngoài vườn những đám cỏ cũng đã được phát quang đãng gọn gàng. Rồi bà cụ Tứ bưng nồi chè khoán, ra miệng ríu rít "Chè khoán đây ngon đáo để". Bà bưng ra một nồi cháo cám, nhưng không muốn con trai và con dâu mình phải suy nghĩ nhiều về cái đói khổ nghèo nàn mà mất đi niềm tin vào tương lai cuộc sống, nên bà đã động viên các con "Xóm ta khối nhà không có mà ăn". Rồi trong bữa ăn bà nói tới việc mua gà về nuôi, nhờ may trời cho khấm khá "Không ai giàu ba họ không ai khó ba đời"

Bà tâm sự với con dâu mình bằng những lời nói từ gan ruột, giá như có tiền, thì làm dăm mâm mời hàng xóm, nhưng gặp lúc đói khổ này chẳng ai trách mình. Bà hiểu được rằng người con gái khi lấy chồng cần lắm danh dự thể diện, cần nhận những lời chúc mừng…Nhưng gặp hoàn cảnh đói kém, khốn khổ nên lực bất tòng tâm, bà thương con trai và con dâu mình thắt ruột nhưng không thể làm được gì.

Bà thương các con, nên dù tuổi già nhưng vẫn quét nhà, xăm xăm làm những công việc thu vén dọn dẹp, thể hiện tấm lòng yêu thương con trai và con dâu của mình. Những hành động giản dị đó nhưng thể hiện tấm lòng của người mẹ nghèo nhưng hết lòng vun vén cho tương lai của các con mình.

Bằng tài năng và lòng nhân văn đồng cảm sâu sắc của mình nhà văn Kim Lan đã dựng lên hình ảnh người mẹ già vô cùng xúc động. Một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, ít học nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, cách cư xử thấu tình đạt lý, hiểu trước biết sau.

Bà cụ Tứ là người có nội tâm sâu sắc, ngoài ra những hành động cử chỉ của bà cũng cho thấy bà là người có tấm lòng nhân hậu, có tình cảm thương yêu con người. Thông qua nhân vật bà cụ Tứ ta thấy được hình ảnh của những người vợ người mẹ Việt Nam, nhân hậu chịu thương chịu khó, thương chồng thương con, cả cuộc đời hy sinh cho chồng con và gia đình của mình.

Đông Thảo

 


Từ khóa tìm kiếm:

  • cam nhan ve nhan vat ba cu tu
  • đánh giá nhân vật bà cụ tứ
  • cảm nhận về bà cụ tứ
  • cảm nhận về nhân vật bà cụ tứ trong tác phẩm vợ nhặt
  • cảm nhận về nhân vật bà cụ tư vợ nhặt
  • Cảm nhận của em về nhân vật bà cụ tứ
0