Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của nhà thơ Hạ Tri Chương – Văn mẫu hay lớp 7
Xem nhanh nội dung Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của nhà thơ Hạ Tri Chương – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Lạng Sơn Hạ Tri Chương (659 – 744) là một trong những thi sĩ lớn đời Đường. Ông còn là bạn vong niên của thi tiên Lí ...
Xem nhanh nội dung
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của nhà thơ Hạ Tri Chương – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Lạng Sơn
Hạ Tri Chương (659 – 744) là một trong những thi sĩ lớn đời Đường. Ông còn là bạn vong niên của thi tiên Lí Bạch. Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết vể đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau mấy chục năm mới trở về.
Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người, điểu khiến người ta buồn nhất, khắc khoâi nhất là phải sống xa quê. Mà sẽ là buồn hơn nữa nếu lại phải xa quê mấy chục năm không được một lần trở lại. Đến cuối đời may mắn được trở vể thăm quê hương thì có lẽ sẽ chẳng còn ai nhớ đến, đứng giữa quê mình mà chẳng ai còn nhận ra, người ta cứ ngỡ khách 1ạ vô làng. Và Hạ Tri Chương đã rơi vào tình cảnh ấy. Mờ đầu bài thơ tác giả viết:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
( Trẻ đi, già trở lại nhà,)
Câu thơ nói về một hoàn cành đối lập, đó là ngày Hạ Tri Chương ra đi và ngày trở về của ông. Trong cuộc đời con người sự ra đi hay trở về sẽ chỉ là những chuyến đi bình thường nếu người ta đi vài ngày hay vài năm nhưng sẽ là vấn đề nếu thời gian ra đi kéo dài hàng mấy chục năm. Ngày ra đi, Hạ Tri Chương vẫn còn rất trẻ và cho đến ngày trở về đã thành một ông lão. Cả một quãng thời gian quá dài đủ khiến một con người tình nghĩa như nhà thơ nhớ quê đến mức độ nào. Có lẽ, chúng ta ai cũng có thể hiểu được đó là một nỗi nhớ quê da diết dẫu cho cuộc sống của ông những ngày xa quê đầy đủ và sung túc. Tình cảm gắn bó, tha thiết với quê hương được thể hiện ở câu tiếp theo:
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
(Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu.)
Xa quê đã mấy chục năm nhưng tình cảm với quê hương trong ông vẫn vẹn nguyên. Điều đó được thể hiện ở giọng quê ông vẫn giữ được. Giữ được giọng quê đối với người xa quê mấy chục năm là một điều vô cùng quý giá. Thực tế trong cuộc sống có rất nhiều người xa quê thì họ sẽ thay đổi tất cả từ giọng nói cho đến phong cách, cử chi nhưng với Hạ Tri Chương thì điều đó không hề xảy ra. Điều này chứng tỏ ông không hề quên nơi đã sinh ra mình, cho mình một cuộc sống, nơi có biết bao kỉ niệm, có người mẹ đã nuôi ông lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào, ru ông bằng những câu hát ân tình, tha thiết… Như vậy thời gian chỉ có thể làm thay đổi dược mái tóc, được vẻ bề ngoài cùa con người chứ không thể thay đổi được những nét bên trong, nét quê ẩn chứa trong ông. Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng và ở một môi trường như thế con ngưòi rất dễ thay đổi. Thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thuỷ chung, nghĩa tình với quê hương của mình.
Một con người yêu quê hương tha thiết như ông sẽ càng buồn hơn khi xa quê, nhớ quê mà chẳng được về thăm quê mà phải mấy chục năm sau mới được trở về với biết bao bồi hồi và xúc động. Tuy nhiên, về đến làng, ông phải đối diện với một nghịch lí là trước đây nơi này đã sinh ra mình thì nay ông chỉ là một người xa lạ:
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiểu vấn: Khách tong hà xứ lai?
(Gặp nhau mà chẳng biết nhau,
Trẻ cười, hỏi: “Khách từ đâu đến làng”)
Có điều gì đó hóm hỉnh trong câu thơ này khiến ta phải bật cười nhưng dường như đó là một cái cười chẳng trọn vẹn bởi một người con được sinh ra chính từ mảnh đất ấy nay lại được xem như một người khách lạ. cảnh cũ còn đây nhưng bạn cũ người xưa ai còn ai mất tác giả chẳng biết và dường như chẳng còn ai nhận ra mình nữa. Dường như chẳng còn ai nhận ra tác giả là chàng Hạ Tri Chương năm xưa đã sinh ra từ ngôi làng này. Họ ngỡ đâu khách lạ về thăm làng. Có cái gì đó thật nghịch lí, người của làng mà lại trở thành khách lạ. Trẻ con hồn nhiên chào hỏi: có phải là khách lạ từ phương xa đến. Đọc những câu thơ này, ta có thể lường tượng một người đàn ông với khuôn mặt vừa vui mừng, sung sướng vì được đứng trên mảnh đất thân yêu nhưng lại vừa thoảng nét buồn vì những người qua lại chẳng ai biết mình, một cảm giác thất vọng, hẫng hụt khi đứng giữa quê mình. Bao năm xa quê mong ngày trở lại thăm quê vậy mà khi đứng trên mảnh đất thân yêu của mình thì dường như tất cả không còn là của mình nữa. Song thực ra điều đó cũng là tất nhiên bởi thời gian mà Hạ Tri Chương xa quê đâu phải vài ngày, vài năm mà đã hơn nửa thế kỉ nên người trẻ không biết là lẽ thường tình. Dẫu vậy bài thơ cũng giúp ta thấy được tình cảm chân thành, thuỷ chung của tác giả, một người đã từng có danh vọng cao sang nhưng vẫn không quên được tình cảm với quê hương. Đó là một con người đáng trân trọng. Nhà thơ Tố Hữu trong bài Nước non ngàn dặm cũng từng có câu thơ nói về tình cảm của người xa quê.
Người đi, tóc hãy còn xanh,
Mai về, dù bạc tóc anh cũng về.
Tình cảm quê hương là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người và bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương là một bài thơ rất hay. Tất cả tấm lòng nhà thơ được gói gọn trong bốn câu thơ đầy ý nghĩa. Tác giả đã rất thành công khi sử dụng thủ pháp nghệ thuật như tiểu đối hay tính hàm súc, nói ít gợi nhiều. Bài thơ đã giúp người đọc thấu hiểu hơn tâm trạng của người khách li hương. Bài thơ khép lại nhưng vẫn để lại dư âm khó quên trong lòng người đọc.
Phát biểu cảm nghĩ về bài ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê – Bài làm 2
Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn đời Đường. Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau mấy chục năm nay mới trở lại.
Có lẽ trong cuộc đời mỗi con nguời, điều khiến người ta khắc khoải nhất là phải sống xa quê. Và sẽ thật buồn nếu phải xa quê mấy chục năm trời không một lần trở lại. Đến cuối đời may mắn dc trở về thăm quê hương thì có lẽ sẽ chẳng còn ai nhớ đến, đứng giữa quê mình mà chẳng còn ai nhân ra người ta cứ ngỡ khách lạ về làng. Và Hạ Tri Chương đẫ rơi vào tình cảnh ấy. Mở đẩu bài thơ tác giả viết:
"Thiễu tiểu ly gia, lão đại hồi"
Còn gì vui mừng, xốn xang hơn khi xa quê hơn chục năm nay mới đc trở về thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn. 86t cáo quan về quê là một hành xử đáng trân trọng biểu thị tiết thác của nhà thơ như Khuất Nguyên từng viết:" Hồi tử bất thủ không / Huyện điểu quy cựu lâm" hay như Đào Kiểm:" Khuất ngũ về làng cũ / Quan cao cũng chẳng màng" Khi rời làng ra đi, Hạ Tri Chương còn là một chàng trai trẻ hăm hở lên đường vào kinh đô nhậm chức làm quan hơn năm với bao bận rộn lo toan. Thời gian qua đi, ông đã 86t. Mấy chục năm trời xa quê là một thời gian quá dài. Một quãng thời gian đủ để khiến một con người tình nghĩa như ông nhớ quê đến mức độ nào. Nỗi nhớ ấy thật da diết, dẫu cho những người tháng xa quê có đầy đủ, sung túc. Tình cảm gắn bó, tha thiết với quê hương đc thể hiện ở câu thứ hai:
"Hương âm vô cải mấn mao tồi"
Xa quê mấy chục năm trời nhưng tình cảm với quê hương ông vẫn giữ. Xa quê mấy chục năm trời nhưng giọng quê ông vẫn giữ. Điều đó chứng tỏ ông không hề quên nơi mình đã sinh ra mình, cho mình một cuộc sống, nơi có biết bao kỷ niệm, có ng` mẹ đã nuôi ông lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào nào, ru ông bằng những câu hát ân tình tha thiết…Thời gian chỉ thay đổi đc vẻ bên ngoài của con ng`chứ chẳng thể thay đổi đc nh~ nét bên trong, nét quê ẩn chứa trong ông. Tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao.
Một con ng` yêu quê hương tha thiết như ông sẽ càng buồn hơn khi xa quê, nhớ quê mà chẳng đc về thăm quê, để đến mấy chục năm sau mới đc trở về, với biết bao bồi hồi, xúc động. Thế nhưng thật trớ trê, ông phải đối diện với một nghịch lý:
"Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai"
Trước nơi đã sinh ra mình, ông chỉ là một người lạ. Cảnh cũ còn đây nhưng bạn cũ người xưa ai còn ai mất tác giả chẳng biết và dường như chẳng còn ai nhận ra mình nữa, dường như chẳng còn ai nhận ra chàng trai Hạ Tri Chương năm xưa đã sinh ra từ ngôi làng náy. Có lẽ lúc này ông đang đứng lạc lõng giữa làng, khuôn mặt vừa vui mừng, sung sướng vì đc đứng trên mảnh đất thân yêu nhưng lại vừa thoáng nét buồn vì những người qua lại chẳng ai để tâm đến. Một cảm giác thất vọng, hụt hẫng của tác giả khi đứng giữa quê mình. Dẫu biết sự thay đổi là quy luật của tự nhiên mà sao lòng của lão quan vẫn nói lên lòng xót xa về tình yêu và nỗi nhớ quê hương đã bao lâu nay dồn nén, tích tụ thế mà giờ đây lại bị coi là khách ngay nơi quê hương yêu dấu. Đó cũng chính là nguyên nhân nảy sinh bài thơ mà nhà thơ không dự định viết. Bài thơ giúp ta thấy đc tình cảm trân thành, thủy chung của tác giả, một người đã từng có danh vọng cao sang nhưng không quên được tình cảm với cố hương. Đó là một con người đáng trân trọng. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng có câu thơ nói về tình cảm của người xa quê…
"Ngày đi, tóc hãy còn xanh,
Mai về, dù bạc tóc anh cũng về"
Tình cảm quê hương là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người và tác phẩm " Hồi hương cố tri" của Hạ Tri Chương là một bài thơ rất hay, tất cả tấm lòng nhà thơ đc gói gọn trong bốn câu thơ hay. Tất cả tấm lòng nhà thơ đc gói gọn trong bốn câu thơ đầy ý nghĩa. Tác giả đã rất thành công khi sử dụng thủ thuật nghệ thuật như tiểu đối hay tính hàm xúc nói ít gợi nhiều.
Giọng quê trầm tĩnh nhưng chứa đựng tình vảm dạt dào chan chứa với quê hương. Bài thơ lay động sự đồng cảm và thấu hiểu của người đọc bởi tình huống bất ngờ, trớ trêu. Phải ở vào hoàn cảnh của tác giả, chúng ta mới cảm nhận đc hết sức mạnh to lớn của thời gian và sự xa cách.
Phát biểu cảm tưởng về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê – Bài làm 3
Cũng giống như Lí Bạch, Hạ Tri Chương xa quê lập nghiệp từ bé nên trong lòng ông luôn canh cánh nỗi nhớ nhà da diết. Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là tiếng lòng nghẹn ngào của ông sau bao nhiêu năm được đặt chân lên mảnh đất quê nhà lúc tuổi đã xế chiều. Những tiếng thơ nhẹ nhàng nhưng da diết, cứa sâu vào lòng người đọc nỗi niềm xót xa.
Đọc câu thơ đầu tiên, người đọc cảm nhận được thời gian đằng đằng mà tác giả rời xa quê hương. Vì con đường công danh mà Hạ Tri Chương đã phải bôn ba bên ngoài, sống vật lộn nơi đất khách quê người chỉ mong tìm được một chỗ đứng trong thiên hạ. Những năm tháng đó dù xa quê nhưng trong trái tim ông vẫn luôn nhớ dung triền mien quê nhà, nơi đã nuôi dưỡng và làm nên con người của ông bây giờ:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
(Khi đi trẻ, lúc về nhà)
Một câu thơ sử dụng phép tiểu đối đầy chua xót và nuối tiếc. Lúc còn trẻ tác giả đã phải rời xa quê hương, khi đã có công danh sự nghiệp, đã có cuộc sống riêng tốt đẹp thì tuổi cũng không trẻ nữa. Lúc đó ông mới không còn bất cứ mối lo nào nên đã trở về quê hương tìm lại những gì thuộc về mình. Câu thơ như xát muối và chính tác giả, và xát vào lòng người đọc niềm thương cảm sâu sắc nhất. Sự tài tình của Hạ Tri Chương chính là sử dụng triệt để tính năng của phép tiểu đối để nhấn mạnh quãng thời gian xa quê, cũng đồng thời nhấn mạnh trái tim ông vẫn luôn hướng về cội nguồn.
Tấm lòng son của ông được thể hiện qua câu thơ thứ 2:
Hương âm vô cải, mấn tao tồi
(Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)
Đây là một lời khẳng định chăc nịch của ông về tấm lòng son sắt thủy chung dành cho quê hương. Dù là xa quê bao lâu đi chăng nữa, dù là mái tóc giờ đã không còn như trước, gió sương cuộc đời đã làm bạc phai thì “giọng quê” vẫn thế, vẫn là giọng nói nơi đây, và nó thuộc về đây. Hơn nửa thế kỉ làm quan, tiếp xúc và va chạm nhiều nhưng giọng nói vẫn không hề thay đổi. Giọng nói chính là điều tạo nên đặc trưng của một vùng quê, nó là thiêng liêng và cần phải trân trọng. Hạ Tri Chương dù xa quê nhưng vẫn giữ cho mình được “hồn quê” đó. Thực sự là một điều đáng quý biết bao nhiêu.
Đến hai câu thơ cuối dường như có một sự xót xa và đau lòng đến não nền khi ông đặt chân về trên quê hương mình nhưng trẻ con không ai nhận ra. Đầy xót xa và ngậm ngùi:
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiểu vấn: Khách tòng hà hà xứ lai
(Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng khách ở chốn nào tới chơi?)
Đây là một nghịch lý mà có lẽ chính tác giả cũng đã dự đoán được trước. Bao nhiêu năm xa quê, bấy nhiêu năm có sự đổi thay ở ông và ở mảnh đất này. Những con người đồng trang lứa ngày xưa, những ai đã mất, những ai vẫn còn. Chắc có lẽ họ cũng như ông, đầu hai thứ tóc, đã già rồi chăng? Đời người ngắn ngủi, thời gian đằng đẵng. Những thế hệ trẻ cứ sinh ra và lớn lên như thế. Câu hỏi hồn nhiên, ngây thơ của trẻ thơ khiến cho cảm xúc của tác giả chộn rộn, bang khuâng, da diết. Câu hỏi đó kết thúc bài thơ, như một lời tự vấn dành cho bản thân mình. Nhưng dù sao đi nữa ông vẫn cảm thấy ấm áp vì cuối đời được trở về quê hương, được đặt chân trên mảnh đất thân thuộc. Đó chính là tâm nguyện lớn của rất nhiều người, không chỉ riêng Hạ Tri Chương.
“Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri CHương thực sự là một tiếng lòng da diết của ông dành cho quê hương, cho những gì thân thuộc nhất. Với tứ thơ độc đáo, từ ngữ sắc bén, ông đã khiến người đọc thực sự rung động.
Cảm nhận của em về bài thơ "Hồi hương ngẫu thư" (Hạ Tri Chương) – Bài làm 4
Nhà thơ Chế Lan Viên từng có một câu thơ thật hay: " Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn".
Và vì thế, mảnh đất quê hương đã trở thành máu thịt đối với mỗi người con khi xa quê. Với Hạ Tri Chương, có lẽ cũng vậy. Quê hương đã trở thành phần tâm sự băn khoăn, day dứt nhất trong lòng ông trong những tháng ngày dài dặc lên kinh đô Trường An làm quan. Để đến lúc già, ông từ quan trở về quê và viết nên “Hồi hương ngẫu nhiên” làm xúc động lòng người:
“Thiến tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?”
Bài thơ được dịch là: "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê".
"Trẻ đi, già trở lại nhà
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu
Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười hỏi "Khách từ đâu đến làng".
Trong câu "Trẻ đi, già trở lại nhà" đã kể khái quát, ngắn gọn quãng đời xa quê của nhân vật trữ tình. Điều đó cũng lí giải những thay đổi về vóc dáng, tuổi tác của Hạ Tri Chương. Câu thơ có sự đối về ý rất nhịp nhàng trẻ – già, đi – trở lại, nghệ thuật đối đã thể hiện cảm xúc nao nao, bồi hồi trước sự trôi đi của thời gian và tuổi tác.
Thời gian trôi đi, khiến con người cũng phai bạc theo năm tháng. Nhưng trong cái đổi thay tất yếu, nhân vật trữ tình vẫn giữ được những điều đáng quý: "Giọng quê không đổi. .sương pha mái đầu". Mái tóc đã đổi màu, đã điểm sương nhưng giọng nói của quê hương, tiếng mẹ đẻ thiêng liêng nhà thơ vẫn giữ được vẹn nguyên. Đây là một chi tiết vô cùng cảm động. Bao nhiêu năm tháng sống giữa chốn phồn hoa đô thị xô bồ và hỗn loạn nhưng tiếng nói của quê vẫn “vô cải”. Điều đó chứng tỏ ông luôn ý thức được về nguồn gốc, quê hương xứ sở của mình Vậy mới biết, thời gian và không gian chỉ có thể làm thay đổi bề ngoài của con người còn phần tâm hồn quý giá nhất nó khó có thể làm đổi thay.
Tình cảm quê hương của nhà thơ không chỉ thể hiện ở chi tiết “giọng quê không đổi”, mà còn ở thái độ đau xót, ngậm ngùi trước bao thay đổi của quê hương. Trong hai câu thơ:
"Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười hỏi: "Khách từ đâu đến làng"
Tác giả đã xây dựng một tình huống bất ngờ. Nhà thơ trở về quê hương trong tâm trạng bồi hồi, xúc động thì bất chợt gặp lũ trè trong làng. Chúng nhìn ông và hỏi " Khách từ đâu đến làng". Ô hay! Vậy ông đang là khách trên chính quê hương mình đây ư?. Ông trở về cố hương, không có bạn bè người thân tiếp đón, điều đó hẳn dã gợi một thoáng buồn trong lòng thi nhân về sự hữu hạn của đời người. Nhưng câu hỏi của đám trẻ có lẽ còn gieo vào lòng ông bao phần chua xót. Dẫu biết rằng các cháu nhi đồng hiếu khách nên đã cười hỏi tiếp đón, nhưng các cháu càng niềm nở bao nhiêu thì nỗi lòng của nhà thơ càng xót xa bấy nhiêu. Trước sự việc đó, đã gợi cho tác giả sự ngạc nhiên buồn tủi và ngậm ngùi xót xa. Phía sau những lời thơ tường thuật, có vẻ vô tư, khách quan ấy là một giọng điệu bi hài thấp thoáng ẩn hiện, điều đó đã làm cho tác giả cảm thấy thất vọng, vì bạn bè của ông giờ chẳng còn ai, chỉ còn những đứa trẻ ra tiếp đón ông, thật là khác biệt với những điều mà ông suy nghĩ trên đường về quê. Trước kia ông là người ở đây mà giờ lại trở thành khách ở đây, quá thật là thay đổi chỉ trong khoảnh khắc vì thời gian trôi đi thật nhanh.
Viết về cố hương là một đề tài không mới trong thơ ca cổ điển Trung Quốc song với “Hồi hương ngẫu thư”, "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê", Hạ Tri Chương đã góp vào thi đề này một niềm suy tưởng mới đầy bất ngờ và xúc động.
Thu Thủy (Tổng hợp)