Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương.
Phat bieu cam nghi ve bai tho Ngau nhien viet nhan buoi moi ve que – Đề bài: Anh chị hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương. I. DÀN Ý 1, Mở bài: + Hạ Tri Chương (659 -744) tên chữ là Quý Chấn, quê ở Chiết Giang, Trung Quốc. Ông thi đậu Tiến sĩ ...
Phat bieu cam nghi ve bai tho Ngau nhien viet nhan buoi moi ve que – Đề bài: Anh chị hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương. I. DÀN Ý 1, Mở bài: + Hạ Tri Chương (659 -744) tên chữ là Quý Chấn, quê ở Chiết Giang, Trung Quốc. Ông thi đậu Tiến sĩ năm 695 và làm quan ở kinh đô Trường An suốt 50 năm. – Đến năm 85 tuổi ông mới về quê và mất sau đó không lâu. – Bài thơ Ngẫu ...
– Đề bài: Anh chị hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương.
I. DÀN Ý
1, Mở bài:
+ Hạ Tri Chương (659 -744) tên chữ là Quý Chấn, quê ở Chiết Giang, Trung Quốc. Ông thi đậu Tiến sĩ năm 695 và làm quan ở kinh đô Trường An suốt 50 năm.
– Đến năm 85 tuổi ông mới về quê và mất sau đó không lâu.
– Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê được sáng tác trong dịp này, nội dung thể hiện tâm trạng xúc động của người đi xa đã quá lâu, nay mới trở về quê cũ. Qua đó thể hiện tình cảm quê hương thiết tha, sâu nặng của tác giả
2. Thân bài:
* Cuộc sống xa quê dài đằng đẵng của nhà thò:
+ Hai câu đầu:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
(Khi đi trẻ, lúc về già Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)
Xa quê từ lúc còn rất trẻ, trở về quê khi đã quá già.
Giọng quê không đổi nhưng mái tóc thay đổi nhiều (đã bạc).
– Nghệ thuật tiểu đối giữa các vế trong câu có tác dụng nhấn mạnh sự tương phản giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong. Tác giả sống xa quê gần như suốt cả cuộc đời nhưng vẫn nguyên vẹn là người con của quê hương.
+ Hai câu cuối: Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
(Trẻ Con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở nơi nào lại chơi ?)
– Lúc đặt chân về làng cũ, tác giả chỉ thấy trẻ con đang nô đùa. Nhìn người lạ, chung không chào mà hỏi nhau khách ở đâu đến..
– Sau 50 năm xa quê, chắc lớp người cùng tuổi với tác giả không còn mấy,
– Điều trớ trêu là đám trẻ trong làng coi tác giả là khách lạ. Nỗi xúc động dâng trào bởi tình huống bi hài đó.
3. Kết bài:
– Việc trở về cố hương sau bao năm xa cách của nhà thơ là đúng quy luật tâm lí của con người. (Lá rụng về cội)
– Bài thơ cho thấy Hạ Tri Chương cho dù làm đến bậc đại quan trong triều đình thì lúc về già cũng không nằm ngoài quy luật ấy.