Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh
– Bài làm 1 Đi đường là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong “Nhật kí trong tù”. Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà lao trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trải qua cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm ...
– Bài làm 1
Đi đường là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt số 30 trong “Nhật kí trong tù”. Lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giải lui giải tới qua nhiều nhà lao trên tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Trải qua cay đắng thử thách nặng nề, Người gửi gắm bao suy nghĩ, cảm xúc của mình vào bài thơ Đi đường này. Bài được tác giả Nam Trân dịch thành thơ:
Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Tác giả mượn chuyến đi đường để nêu lên cảm nhận đường đời vô cùng khó khăn, gian khổ: phải có quyết tâm cao, nghị lực phi thường mới chiến thắng thử thách, mới giành được thắng lợi vẻ vang.
Câu thơ thứ nhất trong bài nói lên một kinh nghiệm, một chiêm nghiệm trong cuộc sống, đó là chuyện đi đường và nỗi khó khăn của chuyện đi đường. Đối với nhà thơ, con đường được nói tới không chỉ là con đường đang đi mà là con đường cách mạng. Con đường đó vô cùng nguy hiểm, là gươm kề tận cổ, súng kề tai. Hình ảnh con đường được miêu tả bằng điệp từ trập trùng đã làm nổi bật với bao gian khổ. Trong câu thơ có chữ cao đã nói lên những khó khăn trên con đường mà Bác miêu tả trong bài thơ.
Hai câu thơ đầu về mặt văn chương ngữ nghĩa không có gì mới. Việc đi đường gặp khó khăn thường xuất hiện trong các áng văn cổ. Tuy nhiên, trong thơ Hồ Chí Minh nó được thể hiện một cách sâu sắc và có tính chiêm nghiệm, nó cho thấy một trải nghiệm của con người bao nhiêu năm trên đường bôn ba cứu nước. Con đường mà người chiến sĩ ấy vượt qua đâu chí có núi cao mà còn đầy phong ba bão táp, trên những đại dương bao la hay miền sa mạc cát trắng.
Hai câu thơ cuối kết thúc theo quan hệ điều kiện – nhân quả. Khi đã chiếm được đỉnh cao chót vót thì muôn dặm nước non thu vào trong tầm mắt:
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.
Muốn vượt qua các dãy núi để lên được trên đỉnh thì phải có quyết tâm và nghị lực lớn, chỉ có vậy mới giành được thắng lợi cuối cùng. Câu thơ hàm chứa bài học quyết tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong cuộc sống để giành thắng lợi. Bài học này là bổ ích cho tất cả mọi người.
– Bài làm 2
Bác Hồ -vị cha già của dân tộc.Người kgông chỉ được nhắc đến như moọt vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà còn là mộtnhà văn,nhà thơ lớn.Những vần thơ của bác giàu tính triết lí,đậm chất thép,mang đến cho người đọc nhiều suy cảm.Và một trong những bài thể hện rõ nét nhất những đặc điểm ấy của thơ Bác chính là "Đi đường ".Đây là bài thơ thứ 28trong tập "Nhật kí trong tù "của Bác,sáng tác vào những năm 1942-1943,nhưng đến nay tác phẩm vẫn đang được nhắc đến:
"Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn rùng núi non"
Bài thơ được sáng tác trên đường tác giả bị áp giải từ nhà tù này tới nhà tù khác,và những ngọn núi cao trên đường đi đã đem lại cảm hứng tạo nên tứ thơ.Cũng có thể bài thơ được viết khi Người nghĩ về chặng đường đời -Chặng đường cách mạng.
Mở đầu bài thơ là những lời thơ nói lên một sự thật hiển nhiên như một lời nhận xét thường tình,giản dị "Đi đường mới biết gian lao.Câu thơ phảng phất ca dao tục ngữ:"Thức lâu mới biết đêm dài ","Đi đường mới biết đường dài"….Điều này ông cha ta đã đức kết từ bao đời nay,và Bác cũgn đã rất thấm thía qua bao cuộc "thử lửa " trong đời.Từ những năm đầu thế kỉ XX lên đường cứu nước,những đêm đông giá buốt ở trời Âu,qua những tháng năm ải khổ lao tù,nhà cách mạng Hồ Chí Minh đã rút ra được bao kinh nghiệm sống,đã hình dung đầy đủ cái gian lao trên đường đi tới.Đó là con đường "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng ".Cách dùng điệp từ liên hoàn "núi cao-núi cao-núi cao"ở hai câu thơ thừa và chuyển gợi nên,vẽ nên vẻ trùng diệp của những dãy núi cao và càn làm ta hiểu rõ cảnh" lộ nan".Viết như vậy,Bác chỉ như nói lên khách quan một phần mà không nhắc đến cảnh chân tay bị trói khi bị áp giải cũng như những khó khăn khác trong hoạt động cách mạng.
Lại nói về con đường cách mạng trong bài thơ.Những vật cản to lớn trên đường đi tạo rế hiểm trở,và giữa khung cảnh ấy thì con người thật bé nhỏ biết bao!Gian khổ chồng chất,điệp trùng tưởng như không thể vượt qua.Vậy mà ý thơ,hình ảnh thơ ở hai câu thơ tiếp theo lại hoàn toàn khác:
"Núi cao lên đến tận cùng
"Thu vào tầm mắt muôn trùng núi non "
Câu thơ đưa ta bay lên đỉnh cao chót vót,lên đến" tận cùng ".Từ đỉnh cao tuyệt vời ấy,con ngườ như vượt lên trên tất cả và có thẻ nhìn thật xa,có thể thu muôn núi sông to lớn,hùng vĩ vào tầm mắt của mình.Vượt qua mọi thời gian để thâu tóm bao quát cảnh" nước non ",đây là đặc điểm,là tầm nhìn rộng lớn,thường thấy trong thơ chủ tịch Hồ Chí Minh.
Có thể Bác chưa qua hết gian truân,nhưng hình ảnh đỉnh núi là cái đích để người tự động viên,để vươn tới.Lên tới đỉnh cao ấy,có thể bình tĩnh, kiêu hãnh nhìn lại những tận trùng núi non đã vượt.Lên tới đỉnh cao ấy,con người đạt bước thành cong nhờ" gian nan rèn luyện ".Câu kết đep đẽ của Bác còn gợi lời ca của nhân dân sau này:
"Đèo cao thì mặc đèo cao
"trèo lên đỉnh núi ta cao hơn đèo "
Như vậy,bài "Đi đường " hàm chứa một lời khuyên bổ ích,một triết lí sống lớn lao.Nếu hai câu đầu nhắc đến gian lao,thì hai lại toả sáng niềm vui và niềm tin.Điều nsỳ cho ta thấy tinh thần lạc quan cách mạng,chất thép trong tư tưởng của Bác.
Không những thế,bằng những hình ảnh thơ mang đậm hiện thực cảm xúc,Bác đă để lại bài học đầy ý nghĩa cho bao lớp đời sau:Con người có thắng hoàn cảnh mới tiến lên được."Đi đường "hình ảnh nghệ thuật với ít nhất hai tầng ý nghĩa:đường ở đây vừa là đườn chuyển lao vừa là đường đời,đường cách mạng nhiều gian truân,hiển trở.Nhưng chỉ có con đường đó mới đưa đến đích,đến đỉnh cao thắng lợi.
Với những lời thơ ngắn gọn,giàu triết lí,"Đi đường " ẩn chúa những kinh nghiệm quý,những vẻ đẹp và gương sáng mà ta cần noi theo. Và cũng chính vì vậy mà bài thơ đã,đang và sẽ sống mãi với thời gian,với bao thế hệ độc giả.