Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ cảnh khuya
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ cảnh khuya 4.8 (96%) 380 votes Hồ Chí Minh không những được biết đến là một vị lãnh tụ của dân tộc ta mà còn là một tác gia của nền văn học Việt Nam. Người để lại cho thế hệ sau số lượng không hề nhỏ về thơ chữ hán chữ nôm. Cảnh khuya là một trong số những bài thơ hay, ...
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ cảnh khuya 4.8 (96%) 380 votes Hồ Chí Minh không những được biết đến là một vị lãnh tụ của dân tộc ta mà còn là một tác gia của nền văn học Việt Nam. Người để lại cho thế hệ sau số lượng không hề nhỏ về thơ chữ hán chữ nôm. Cảnh khuya là một trong số những bài thơ hay, chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn thôi nhưng chứa đựng nhiều điều sâu xa ...
Hồ Chí Minh không những được biết đến là một vị lãnh tụ của dân tộc ta mà còn là một tác gia của nền văn học Việt Nam. Người để lại cho thế hệ sau số lượng không hề nhỏ về thơ chữ hán chữ nôm. Cảnh khuya là một trong số những bài thơ hay, chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn thôi nhưng chứa đựng nhiều điều sâu xa trong đó.
Bài thơ được viết nhằm thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn cùng với đó là tình cảm , một lòng vì nước vì dân của chính tác giả. Bài thơ chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi nhưng đã gửi gắm đưuọc tâm sự sâu kín của người viết
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Bài thơ đầy nhạc tính và hình ảnh có phần trừu tượng. Cảnh khuya không những thể hiện tình yêu thiên nhiên đẹp đẽ mà còn thể hiện một lòng nồng nạn yêu nước của chốn Việt Biết- xứ sở của lịch sử oai hung.
Hai câu thơ mở đầu gợi ra hình ảnh đêm khuya nơi Việt bắc. Hình ảnh được nhắc tới trong hai câu đầu là tiếng suối và trăng. Hai hình ảnh chính này được so sánh với hình ảnh của bóng lồng hoa và tiếng hát xa.. giữa cảnh đẹp của rừng núi , tiếng suối là môt trong những âm thanh trong veo nhất lúc về khuya. Âm thanh ấy cứ dồn vào tai nguwoif ghne một cảm giác bình yên và hơn hết đó là cảm giác của những dòng chảy của nguồn cội của cuộc sống. KHông những thế, tiếng suối được ví với tiếng hát quả thật rất là đẹp. Tiếng hát ấy là của một cô gái một thôn nữ hay là một sơn nữ chăng. Trong lúc thanh vắng ấy tiếng hát ấy cất lên thật xao lòng.
Hình ảnh thứ hai là trăng. Có thể nói trong thơ của Người hình ảnh trăng xuất hiện rất nhiều và lúc nào cũng thật sự rất đẹp , hình ảnh vần trăng mờ ảo , bóng trăng và ánh sắng hiền hòa của nó soi sáng khắp mọi sự vật nơi thế gian. Và hơn nữa, bóng trăng ượn lờ qua các khe lá khiến hình ảnh và vẻ đẹp ấy trở nên hòa quyện như một nét chấm phá .
Người chính là một thi sĩ thực thụ một thi sẽ cso duyên nợ với cảnh đẹp với trăng với thiên nhiên nơi chốn rừng núi linh thiêng. Bức tranh thiên nhiên rộng lớn bủa vây lấy tâm hồn của một thi sĩ đang khắc khoải vì vẻ đẹp ấy. và dù có bậnt răm côn nghìn việc thì Người vẫn giữ thời gian cho thiên nhiên:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Tuy cảnh đẹp thiên nhiên làm cho con người ta xao lòng đến thế nhưng dẫu sao cũng chỉ là một cái cớ để thức khuya. Bởi giữa những bộn bề lo toan suy nghĩ thì con người luôn luôn có cái để trách cớ. Nhưng Nguwoif vẫn chưa ngủ bởi lẽ nước nhà đang lâm nguy, giặc giày xéo đã lâu , biết bao con người phải hi sinh xương máu. Vẫn còn đó bao nhiêu lầm than bao nhiêu cơ cực. Nên chứng kiến những điều đó , làm sao người có thể an tâm mà ngon giấc được, làm sao người ngủ ngon khi nươc nhafvaanx đang lâm nguy.. Bao nhiêu trọng trách bao nhiêu điều cần phải lo toan.
Những câu thơ ngắn ngủi nhưng chứa đựng biết bao nhiêu là điều ở trong đó, hình ảnh của một chiến sĩ hòa quyện với hình ảnh của một thi sĩ, tâm hồn Người đồng điều giữa tình yêu và cảm hứng thiên nhiên với tình yêu dành cho quê hương đất nước.
Bài thơ là một trong những bài thất ngôn tứ tuyệt hay của Người, không những thiên nhiên đẹp mà lòng người cũng rất đẹp và chứa chan cảm xúc. Giữa những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và mỹ miều như thế, cảm xúc trước thiên nhiên và tinh thần yêu nước hòa làm một . Ngôn ngữ thơ giản dị cùng với phép so sánh đặc sắc đã tạo nên chất riêng của bài thơ và chất riêng của Hồ Chí Minh.