01/06/2017, 11:16

Phát biểu cảm nghĩ về bài Động Phong Nha của Trần Hoàng

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài Động Phong Nha của Trần Hoàng. Bài làm Để được công nhận là di sản thế giới, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có hai tiêu chí : thứ nhất là điển hình về lịch sử hình thành vỏ trái đất và những đặc điểm địa chất, thứ hai là đặc trưng cho tính đa dạng sinh học và ...

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài Động Phong Nha của Trần Hoàng. Bài làm Để được công nhận là di sản thế giới, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có hai tiêu chí : thứ nhất là điển hình về lịch sử hình thành vỏ trái đất và những đặc điểm địa chất, thứ hai là đặc trưng cho tính đa dạng sinh học và các loài bị đe doạ. Thuyết minh về điểm tham quan du lịch này, tác giả đã chọn một kiểu bài giống như một bài bút kí du lịch, một thứ ghi chép có tên Sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung ...

Đề bài: .

Bài làm

Để được công nhận là di sản thế giới, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có hai tiêu chí : thứ nhất là điển hình về lịch sử hình thành vỏ trái đất và những đặc điểm địa chất, thứ hai là đặc trưng cho tính đa dạng sinh học và các loài bị đe doạ. Thuyết minh về điểm tham quan du lịch này, tác giả đã chọn một kiểu bài giống như một bài bút kí du lịch, một thứ ghi chép có tên Sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ. Đối tượng phục vụ của nó không dành riêng cho các nhà khoa học mà là rộng rãi cho mọi khách tham quan. Bài viết gồm hai phần lớn : giới thiệu động Phong Nha và sự đánh giá về nó như một "kì quan đệ nhất động" của đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh, và sức hút của nó với nhiều người.

Đường vào động nước 

Bài viết bắt đầu giới thiệu vị trí của thắng cảnh (nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình), và con đường đi đến rất dễ dàng bằng hai cách: đường thuỷ và đường bộ. Nơi gặp nhau của hai con đường thuỷ và bộ ấy là cái bến sông Son với một lưu ý nhỏ mà thú vị : tên sông là sông Son - tên của màu môi con gái, nhưng nước sông lại là màu mắt: xanh thẳm và rất trong. Cảnh hai bên bờ thơ mộng, sơn thuỷ hữu tình với những khối núi đá vôi trùng điệp, xen lẫn với những xóm làng, bãi mía, nương ngô,...

Phần chủ yếu tiếp theo, tác giả giới thiệu một cấu trúc hang động hài hoà : Động khô và Động nước, vẻ kì thú của Động khô là ở chỗ : tuy ở vào độ cao 200 m nhưng đó lại là dấu vết của một con sông ngầm, một con sông như bến bờ tiền sử xa xôi mà sự "hoá thạch" của nó là một cung điện nguy nga với "những vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh" vẫn còn. Có lẽ sự sống bền bỉ hơn lại chính là Động nước. Cầm đuốc, cầm đèn mà đi vào Động nước, cảm quan của khách du lịch có khác gì đang bước vào một chốn Bồng Lai. Sự nguy nga tới mức tráng lệ, vàng son cùng với những mê lộ, mê cung càng hấp dẫn trí tò mò của những kẻ phàm trần. Động chính của Phong Nha không chỉ có mười bốn buồng, mà sức hấp dẫn là càng đi sâu vào, kiến trúc hang động mở ra với độ rộng, độ cao như sự sắp xếp tự nhiên của lòng mến khách. Và, điểm dừng của động chính sau khi lướt qua mười bốn hang động bên ngoài là một vùng bí mật chỉ dành cho những nhà thám hiểm với đầy đủ lòng can đảm và các thiết bị cần thiết mà thôi. Đó là cái khoảng trống vẫy gọi con người, cả hai loại : tỉnh táo và mơ mộng. Phong Nha phía sâu bên trong của nó còn trùng điệp lớp tầng, một kho tàng chưa mở hết. Nào là các dòng sông ngầm dưới khối núi đá vôi, nào là khu rừng nguyên sinh 40000 héc ta cất giữ bao nhiêu huyền bí ! Dẫu sao bút pháp trên đây vẫn chủ yếu là cách ghi chép của nhà khoa học. Cách diễn tả một tâm hồn thơ thực sự chỉ bắt đầu khi tác giả viết bài xem mình như một lãng tử ngồi trên thuyền đi xem động Phong Nha. Vẻ đẹp "lộng lẫy", "kì ảo" của thắng cảnh như bừng thức dậy, hoà trộn mọi thứ màu sắc, ánh sáng, đường nét, âm thanh, hình ảnh như thực như mơ. Gần gũi nhạt là hình khối con gà, con cóc, mâm xôi, cái khánh. Còn huyền bí xa xôi là hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ có lẽ từ hàng ngàn năm về trước. Đột ngột, man mác một tứ thơ lại là đây đó từ trên vách dộng rủ xuống xanh biếc những nhánh phong lan. Đi suốt chiều dài hơn một nghìn mét ở phần ngoài của động Phong Nha, người hướng dẫn viên du lịch phải chăng đã đồng cảm giác với khách tham quan hay những rung động tâm hồn tự nó tìm ra một cách diễn tả tươi tắn, nguyên sơ. Đó là cảm giác "như lạc vào một thế giới khác lạ - thế giới của tiên cảnh". Ở đó mọi giác quan không còn như thực nữa: "Một tiếng nước gõ long tong, một tiếng nói trong hang động đều có âm vang riêng, khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt".

Nhường sự đánh giá khách quan cho người ngoài cuộc, một với tư cách cá nhân (nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-be), và một với tư cách báọ cáo khoa học (của Hội địa lí Hoàng gia Anh), nhận định rằng động Phong Nha là một thứ kì quan không còn gì để bàn cãi. Bởi nói về bề dày kinh nghiệm của mười sáu năm thám hiểm hang động của một nhà khoa học uy tín (người phát ngôn) là một thứ bảo đảm bằng vàng. Hơn thế nữa, báo cáo còn chỉ ra đến "bảy cái nhất", nghĩa là đã đặt Phong Nha Việt Nam bên cạnh những hang động cùng loại của thế giới loài người để phân định và lựa chọn, đã so sánh và cân nhắc trước khi có được kết luận cuối cùng. 

Phong Nha của hiện tại đã được khẳng định. Nó sẽ còn được tôn vinh hơn nữa với tương lai. Bởi lẽ, với ý thức tự hào về thắng cảnh, Đảng và Nhà nước ta đang có sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác, biến Phong Nha trở thành một điểm hẹn, một quan tâm lớn của loài người.

0