31/03/2021, 14:13

Phát biểu cảm nghĩ truyện "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" số 3

Từ xưa đến nay ông bà ta luôn truyền tụng với nhau câu nói: “lương y như từ mẫu”. Trong xã hội mỗi ngành nghề đều có những phẩm chất riêng, đối với nghề y đó là phẩm chất quý trọng mạng sống của những tấm lòng thương người của những vị lương y đó là cơ sở cũng như lòng thương yêu của ...

Từ xưa đến nay ông bà ta luôn truyền tụng với nhau câu nói: “lương y như từ mẫu”. Trong xã hội mỗi ngành nghề đều có những phẩm chất riêng, đối với nghề y đó là phẩm chất quý trọng mạng sống của những tấm lòng thương người của những vị lương y đó là cơ sở cũng như lòng thương yêu của những bác sĩ chữa bệnh cứu người.


Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” được viết vào khoảng thế kỉ XV do Hồ Nguyên Trừng của Hồ Qúy Ly viết để ca ngợi một vị lương y tinh thông và giàu lòng nhân đạo. Truyện ca ngợi phẩm chất của thái y lệnh Phạm Bân một vị lương y hết lòng vì dân chúng, quên mình để cứu người bất chấp quyền uy của vua chúa cũng như sự nguy hiểm của tính mạng bản thân.


Truyện có kết cấu vô cùng phong phú và có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Lương y Phạm Bân là một vị thầy thuốc giỏi ông đã dốc toàn tâm, toàn sức để cứu chữa cho những người dân nghèo, ông đã dồn hết những tài sản mà ông có để mua thuốc chữa trị cho người dân. Ngoài việc mua thuốc ông còn tích trữ lương thực cứu nạn cứu đói cho người dân, ông vừa giúp họ có chỗ cư trú nhà ở, gạo, và chữa bệnh cho những người nghèo mà không hề tính toán tới việc sẽ được đền đáp trả lại. Ông đã giúp hàng nghìn người dân thoát khỏi bệnh tật và nghèo đói.


Khi được lệnh vua về chữa bệnh nhưng ông quyết tâm chữa trị cho người đàn bà nghèo trước rồi sau đó mới chữa trị cho quý nhân trong cung vua, lúc đó với thái độ tức giận cùng với những ý đe dọa của Quang Trung Sứ: ” Phận làm tôi sao được như vậy, ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng”. Tình huống này đã đẩy ông vào tình huống hết sức éo le. Đây là việc để ông lựa chọn giữa việc cứu những người dân sắp chết với bổn phận của mình với bề tôi điều này rất khó khăn với ông. Ông đã lựa chọn cứu chữa cho những người dân nghèo mà không chú ý đến tính mạng hay sự đe dọa của quan đối với mình. Ông là một vị lương y có tấm lòng nhân hậu giàu đức hy sinh. Ông sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để cứu chữa cho những người dân nghèo. Chúng ta thật khâm phục và yếu quý ông vì ông thật sự là một vị lương y tốt và là người đã cứu sống hàng nghìn người dân nghèo đang trong tình trạng đói khổ.


Ông không chỉ là người có trái tim nhân hậu mà ông còn là người có bản lĩnh cứng cỏi, ông rất thông minh trong những khuôn phép ứng xử, ông đã làm cho vua, khơi gợi trong vua lòng yêu thương và đức bao dung của vị vua này đối với những người dân nghèo khổ. Nếu là một vị vua có lương tâm thì chắc chắn sẽ cảm động trước những lời nói của ông. Lúc đầu nhà vua có tức giận nhưng sau khi nghe xong vị vua không những tức giận mà còn ban khen cho vị lương y này. Ông là người có công rất lớn trong việc thức tỉnh trong con người nhà vua những phẩm chất thương dân cứu nước, vị vua Trần Anh Quang là vị vua sáng suốt và có tấm lòng yêu nước thương dân. Phạm Bân là một lương y có tài đức vẹn toàn, ông có công rất lớn đối với nhân dân cũng như có công lớn trong việc thức tỉnh cái tâm trong lòng vua Trần Anh Quang. Sự khen ngợi của nhân dân đối với gia đình ông, sự nghiệp của ông đó là những lời khen ngợi được đúc kết qua câu nói ở hiền gặp lành.


Qua truyện ” Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” đã thức tỉnh những ai làm nghề y trong xã hội ngày nay cần có đức và có tài để cứu chữa bệnh tình cho dân chúng, phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên lợi ích của cá nhân mình. Phải thực hiện đúng “lương y như từ mẫu”. Đó mới là vị thầy thuốc giỏi nhất.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
0