28/05/2017, 00:13

Phát biểu cảm nghĩ đoạn thơ “Ta về mình có nhớ ta … ân tình thủy chung” trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: Ta về, mình có nhớ ta ? Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ảnh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng, Nhớ cô ...

Phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: Ta về, mình có nhớ ta ? Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ảnh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng, Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình, Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. I. DÀN Ý 1. Mở bài: – Bài thơ ...

Phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:

Ta về, mình có nhớ ta ?
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,
Đèo cao nắng ảnh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng,
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng,
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình,
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.


I. DÀN Ý
1.    Mở bài:

–    Bài thơ Việt Bắc được sáng tác vào tháng 10-1954, sau chiến thắng Biện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp.
–    Nội dung bài thơ là niềm nhớ thương, là tình cảm gắn bó sâu nặng của người về xuôi (cán bộ, chiến sĩ cách mạng) đối với đồng bào và chiến khu Việt Bắc.
–    Đoạn trích thể hiện sinh động và chân thực tình cảm đó.


2.    Thân bài:
*    Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:
–    Câu hỏi tu từ mở đầu: Ta về mình có nhớ ta ? Gợi cho người đọc nhớ tới cách giãi bày tình cảm rất tự nhiên, mộc mạc của người lao động trong ca dao. Nghệ thuật dân gian được nhà thơ vận dụng linh hoạt, uyển chuyển để thể hiện nội dung hiện đại.
–    Câu thứ hai: Ta về ta nhớ những hoa cùng người là lời khẳng định tình cảm gắn bớ chân thành, tha thiết của người về xuôi với mảnh đất và con người Việt Bắc vừa tươi đẹp vừa son sắt nghĩa tình.
–    Từ câu thứ ba đến câu cuối, Rừng xanh, hoa chuối đỏ tươi, Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng, Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang, Ve kêu rừng phách đổ vàng, Nhớ cô em gái hái măng một mình, Rừng thu trăng rọi hoà bình, Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. Nỗi nhớ được cụ thể hóa qua những hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, giàu sức gợi tả, gợi cảm.
–    Nỗi nhớ cảnh vật và nỗi nhớ con người hòa quyện vào nhau, tạo ấn tượng khó phai trong lòng người về xuôi.


3.    Kết bài:
–    Đoạn thơ như một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy màu sắc và ánh sáng.
–    Con người và thiên nhiên Việt Bắc hòa làm một. Kỉ niệm về Việt Bắc sẽ trở nên thiêng liêng trong đời sống tinh thần của những cán bộ, chiến sĩ đã từng gắn bó sông chết với nơi đây trong suốt cuộc chiến tranh chông thực dân Pháp xâm lược.


II.    BÀI LÀM
Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu được sáng tác vào tháng 10-1954, sau thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến 9 năm chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta. Đây là một trong những bài thơ có giá trị của thơ ca Việt Nam hiện đại.

Bao trùm bài thơ là niềm nhớ thương tha thiết và tình cảm gắn bó đằm thắm, sắt son của nhân dân Việt Bắc với Bác, với Đảng, với Cách mạng và sự quyến luyến chân thành của cán bộ, chiến sĩ ta với chiến khu Việt Bắc. Đoạn thơ sau đây thể hiện nghĩa tình sâu sắc giữa người ra đi và người ở lại:
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

Mở đầu đoạn thơ là câu hỏi tu từ: Ta về, mình có nhớ ta? gợi nhớ tới cách giãi bày tình cảm tha thiết và ý nhị trong ca dao xưa : Mình về có nhớ ta chăng ! Ta về ta nhớ hàm răng mình cười… Dưới ngòi bút tài hoa của Tố Hữu, nghệ thuật dân gian được vận dụng linh hoạt để biểu hiện tình cảm gắn bó thủy chung giữa nhân dân và cách mạng. Từ cách xưng hô ta, mình quen thuộc đến những hình ảnh vừa cổ điển vừa hiện đại: Ta về ta nhớ những hoa cùng người. Hoa tượng trưng cho thiên nhiên Việt Bắc hùng vĩ tươi đẹp. Chủ nhân của thiên nhiên ấy là những con người mộc mạc, đơn sơ như sắc áo chàm nhưng lại vô cùng đẹp đẽ về phẩm chất và rất giàu tình nghĩa.

Mảnh đất Việt Bắc, con người Việt Bắc đã để lại bao kỉ niệm, ấn tượng khó phai trong lòng người ra đi. Những kỉ niệm tha thiết ấy làm sao quên được? Người từ giã chiến khu về xuôi, nhớ Việt Bắc qua những hình ảnh quen thuộc:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi,
Đèo cao nắng ánh, dao gài thắt lưng.

Nhớ cảnh, nhớ người cứ đan quyện vào nhau. Quên sao được những rừng mơ nở trắng ngày xuân?! Quên sao được hình ảnh thân thương của những người đan nón chuốt từng sợi giang, gửi cả tấm lòng vào chiếc nón nan tặng người chiến sĩ ?!

Thiên nhiên Việt Bắc mùa nào cũng có một vẻ đẹp diệu kì riêng. Mùa hè, tiếng ve kêu ran ran như nhịp phách rộn rã của rừng. Trên cái nền xanh thẳm ấy, thấp thoáng bóng dáng mềm mại lúc ẩn lúc hiện của cô em gái hái mãng. Rồi những đêm thu trăng tròn nơi chiến khu Việt Bắc, tiếng hát ân tình thủy chung vang vọng, thắm thiết tình quân dân cá nước.

 

cam nghi ve bai tho viet bac cua to huu

Tám câu thơ tràn ngập ánh sáng, đường nét và sắc màu tươi mát. Mỗi câu như một bức tranh tuyệt đẹp về phong cảnh từng mùa và con người là bộ phận không thể thiếu trong khung cảnh ấy. Con người hòa với thiên nhiên làm một.

 
Nhịp điệu đoạn thơ chậm rãi, âm hưởng êm đềm, lắng sâu vào tâm hồn, gợi nhớ và những vùng trời kỉ niệm thiêng liêng trong đời sống tâm linh của mỗi con người.
0