Phân tích Vẻ đẹp của hình tượng các nhân vật Tnú, cụ Mết, Dít, bé Heng – Văn mẫu lớp 12
Phân tích Vẻ đẹp của hình tượng các nhân vật Tnú, cụ Mết, Dít, bé Heng – Văn mẫu lớp 12 Phân tích Vẻ đẹp của hình tượng các nhân vật Tnú, cụ Mết, Dít, bé Heng – Bài số 1 "Cách mạng tháng Tám" là đề tài mà rất nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác. Đã có rất nhiều tác phẩm đặc sắc và có ...
Phân tích Vẻ đẹp của hình tượng các nhân vật Tnú, cụ Mết, Dít, bé Heng – Văn mẫu lớp 12
Phân tích Vẻ đẹp của hình tượng các nhân vật Tnú, cụ Mết, Dít, bé Heng – Bài số 1
"Cách mạng tháng Tám" là đề tài mà rất nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác. Đã có rất nhiều tác phẩm đặc sắc và có giá trị cho đến ngày nay được sinh ra trong thời kỳ máu lửa này.Văn xuôi thời kỳ này cũng là một chùm về anh hùng cách mạng. Nếu như có 'Vợ nhặt' -Kim Lân, có 'Vợ chồng A Phủ' – Tô Hoài với giá trị nhân đạo được soi sáng bởi lý tưởng của cuộc cách mạng lịch sử thì không thể không kể đến bản anh hùng ca của Nguyễn Trung Thành – 'Rừng xà nu'.
Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành qua hai cuộc kháng chiên trường kỳ của dân tộc. Ông là nhà văn chiến sĩ ngắn bó với Tây Nguyên và viết thành công về đề tài miền núi. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông có bút danh là Nguyên Ngọc, nổi tiếng với tác phẩm 'Đất nước đứng lên". Nguyên Trung Thành là bút danh của ông trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. Và tác phẩm 'rừng xà nu' là một trong những thành công của ông trong thời kỳ này.
"Rừng xà nu" được viết năm 1965 in trong tập 'Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc'. Mùa hè năm 1965 là thời gian đế quốc Mĩ đổ quân ồ ạt, bắt đầu thực hiện chiến tranh cục bộ ở nước ta. Chúng lê maý chém đi khắp nơi, thực hiện những cuộc càn quét đẫm máu. Trong thời kỳ khốc liệt ấy, 'rừng xà nu' đã trở thành một bản 'hịch tướng sĩ'. Nhà văn đặt tên tác phẩm là 'rừng xà nu' không phải là một sự ngẫu nhiên mà là có chủ ý. Đối với tác giả, rừng xà nu là hình ảnh gắn bó máu thịt với ông: " trước mắt tôi là cánh rừng xà nu nối tít tắp, tôi yêu xà nu từ dạo ấy". Xà nu như là một biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường bất khuất của các dân tộc Tây Nguyên mà đại diện là người làng Xô-man. Nổi bật lên trên rừng xà nu hùng vĩ không ai khác chính là người dân làng Xô-man. Đó là cụ Mết, là T nú, là Dít, là bé Heng.
Cụ Mết là đại diện cho vẻ đẹp cha ông. Cụ là một già làng sáng suốt, in dấu siêu phàm của một ông già trong thần thoại. Ông là thế hệ những con người trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống quân thù của dân tộc ta. Ông đã trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt và trường tồn sang kháng chiến chống Mĩ. Xuất hiện bằng hình ảnh 'một bàn tay nặng trịch như kìm sắt" với ngoại hình "quắc thước", giọng nói "ồ ồ" vang dội, tấm ngực căng như"cây xà nu lớn". Có thể nói với ngoại hình mang đậm chất sử thi huyền thoại này, cụ được coi là linh hồn của cuộc đấu tranh, là niềm tin của dân làng Xô man. Cụ là người có sức ảnh hưởng lớn đối với dân làng. Trong đêm nổi dậy, cụ nói "thế là bắt đầu rồi', thanh niên trai tráng trong làng vì thế mà xông lên. Không chỉ thế cụ còn có một nhận thức rất đúng đắn và sâu sắc về tinh thần của cuộc đấu tranh này. Cụ hiểu được tầm quan trọng của cán bộ Đảng ta "Cán bộ là Đảng, Đảng còn thì nước còn". Hay "đánh Mĩ là còn phải đánh dài". Bởi vậy mà việc nuôi giấu cán bộ của làng Xô man luôn được thực hiện hết sức cẩn thận. Cụ luôn tự hào chưa có cán bộ nào của ta bị bắt ở làng, ở rừng của làng. Mặc cho bọn giặc đã từng nhiều lần răn đe như "treo cổ anh Xút trên cây vả đầu làng" hay "chặt đầu, cột tóc bà Nhan treo đầu súng". Nhưng dân làng Xô man vẫn luôn tìm cách giúp đỡ những cán bộ Đảng của ta. Cũng chính cụ là người đã đưa ra chân lí thời đại "chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo". Đó là phải dùng bạo lực để chống lại bạo lực. Cụ chính là một trong những nhân vật chủ chốt của việc dân làng mài giáo để chống giặc. Đặc biệt, cụ rất giàu lòng thương với dân làng. Cụ để dành muối cho người ốm, cụ sống tình cảm với T nú với tất cả buôn làng, cụ đặt niềm tin vào tương lai của không chỉ dân làng mà cả dân tộc ta trong cuộc kháng chiến trường kì sắp tới. Tình yêu đối với quê hương với dân làng Xô man của cụ Mết gắn liền với tình yêu cách mang, tình yêu nước, yêu Đảng. Tóm lại cụ Mết là hình ảnh đại diện cho vẻ đẹp của một già làng của dòng văn học cuộc đời.Đó là một vẻ đẹp anh hùng mang dáng dấp sử thi Tây Nguyên.
Nhân vật trung tâm của truyện ngắn này là T nú. Câu truyện của chàng thanh niên này được kể qua lời của cụ Mết. Anh là tiêu biểu cho số phận, con đường đấu tranh của dân làng Xô man. Anh là "người Stra mình", mồ côi cha mẹ, lớn lên trong sự đùm bọc của dân làng Xô man. Trong anh là những phẩm chất nổi bật. Trước tiên anh là người có lòng dũng cảm gan góc kiên cường và mưu trí. Tnu sớm đến với cách mạng trong những ngày gian khổ, ác liệt nhất. Anh là thành viên đi liên lạc và nuôi giấu cán bộ ta. Dù bọn giặc có nhiều lần răn đe hăm dọa, chúng bắt anh Xút, bà Nhan nhưng T nú vẫn không sợ mà vẫn tiếp tục tham gia. Anh vẫn cùng Mai nuôi giấu cán bộ Quyết trong rừng. Khi được anh Quyết dạy chữ, T nú thua Mai, anh đập vỡ bảng, lấy đá đập vào đầu "chảy máu dòng dòng". Khi đi liên lạc, "đầu sáng lạ lùng". T nú "không bao giờ đi đường mòn", mà cứ trèo lên cây cao xem xét rồi "cứ xé rừng mà đi", "không thích lội chỗ nước êm mà cứ lựa thác nước gập ghềnh mà băng qua". Bởi theo anh những nơi đó giặc ít ngờ tới. Một lần, bị giặc phục kích bất ngờ, anh chỉ kịp "nuốt luôn lá thư". Bị giặc tra tấn dã man nhưng anh quyết không khai. Khi bọn giặc tra khảo hỏi cộng sản ở đâu, anh còn thẳng thừng chỉ tay vào bụng nói "cộng sản ở đây này". Trên lưng anh bây giờ ngang dọc những vết chém ngày ấy. Rồi anh bị giam vào ngục Kon Tum nhưng vẫn tìm cách thoát ra để tiếp tục tham gia kháng chiến và bây giờ anh đã là một anh chiến sĩ cộng sản. Không chỉ là người dũng cảm gan góc, mưu trí kiên cường, ở anh còn sáng lên đức tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng. Anh tham gia lực lượng vũ trang, nhớ nhà, nhớ quê hương, anh xin phép được về làng Xô man. Giấy phép cho anh về một đêm thì đúng một đêm sáng sớm hôm sau anh lên đường. Từ tính kỉ luật cao ấy, anh nung nấu nó thành lòng trung thành với Đảng với cách mạng. Khi bị đốt mười đầu ngón tay, anh vẫn nhớ kĩ lới anh Quyết dạy "người cộng sản không thèm kêu van, quyết không thèm kêu van" mặc dù "răng anh đã cắn nát môi anh rồi". T nú không thèm kêu nửa lời mà luôn tâm niệm câu nói của a Quyết. Anh nhớ như in câu nói của cụ Mết "Cán bộ là Đảng, Đảng còn thì nước còn". Trái tim T nú là một trái tim đầy yêu thương và sục sôi căm giận Với vợ con Mai, anh là người cha đầy trách nhiệm.Mấy hôm chưa đi chợ mua vải được anh xé tấm đồ ra cho Mai địu con. Chứng kiến cảnh mẹ con Mai bị bọn giặc đánh đập, anh đã bứt hết trái vả mà không hay. Mắt anh lúc ấy là hai cục lửa lớn, tay không nhưng anh vẫn xông vào xô ngã bọn giặc để cứu mẹ con Mai. Anh còn sống rất tình nghĩa với buôn làng. Với bọn giặc anh không chỉ có thù chung mà còn thù riêng của anh. Sự căm giận đối với bọn giặc đã làm động lực để anh chiến đấu. T nú là một nhân vật tiêu biểu cho cuộc đấu tranh của dân làng Xô man. Anh là tiêu biểu cho thế hệ nối tiếp bước của cụ Mết trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Dít và bé Heng là đại diện cho thế hẹ tiếp theo của cụ Mết và T nú, là những cô gái dũng cảm của dân làng Xô man. Dít có phong cách nổi bật là sự nhanh nhẹn, rắn rỏi và cương nghị. Khi bị giặc bắn hăm dọa, những phát đầu tiên Dít còn giật mình nhưng sau đó Dít không giật mình nữa mà nhìn thẳng vào bọn giặc. Bây giờ, Dít chững chạc trên cương vị "Bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội". Cô được mọi người tin cậy và yêu thương. Dít còn nghiêm khắc hỏi giấy T nú. Bé Heng là thành viên nhỏ tuổi nhất được miêu tả trong truyện ngắn này. Trong trang phục học làm người lính, bé Heng nhanh nhẹn tháo vát thông thạo hầm chông hố chông. Bé như là một cây xà nu mới nhú , hoàn thiện bức tranh phù điêu về con người Tây Nguyên.
Cụ Mết – T nú – Dít – bé Heng đã hoàn thành bức tranh vẻ đẹp của người dân làng Xô Man nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung. Ở bốn độ tuổi khác nhau, bốn nhân vật đã tạo thành một dòng chảy truyền thống, thể hiện sự tiếp nối trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
Phân tích Vẻ đẹp của hình tượng các nhân vật Tnú, cụ Mết, Dít, bé Heng – Bài số 2
Rừng xà nu là truyện ngắn đã xây dựng thành công hình tượng một tập thể hùng. Tất cả họ đều giống nhau ở những phẩm chất cơ bản: gan dạ, trung thực, một lòng một dạ đi theo cách mạng. Anh Quyết, cụ Mết, anh Tnú, chị Mai, cô Dít, bé Heng đều có những nét chung: họ đều là những con người Tây Nguyên bất khuất thời chống Mỹ, ở họ đều cháy lên lòng yêu nước thương buôn làng, lòng hận thù quân giặc. Đều anh hùng bất khuất nhưng mỗi người lại anh hùng theo một cách riêng.
Cụ Mết là già làng quắc thước, râu dài tới ngực và đen bóng. Cụ được nhà văn miêu tả trong sự so sánh đối chiếu với cây xà nu "lồng ngực của cụ căng như một cây xà nu lớn", đôi bàn tay cụ "Sần sùi như vỏ cây xà nu, bàn tay cụ cứng như sắt", giọng nói của cụ Mết thì ồ ồ rộn vang trong lồng ngực. Như tất cả những người dân Xô Man khác, cụ Mết rất ít nói. Lời nói khen tặng cao nhất chỉ là "được" như nhưng những lời lẽ của Cụ lại có một sức mạnh cổ vũ động viên rất lớn đối với dân làng.
Cụ Mết là hiện thân của truyền thống, là pho sự sống của làng Xô Man, luôn luôn có tình yêu sâu sắc với quê hương, dân làng. Khi Tnú đi xa về, cụ dẫn anh ra máng nước đầu làng dội rửa, bằng việc ấy cụ như muốn nhắc nhở người con xa quê: dù có đi tới phương trời nào cũng phải ghi nhớ và trân trọng nguồn cội thiêng liêng của quê hương. Nói chuyện với Tnú, cụ luôn tự hào khẳng định: "không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta", "gạo người Strá mình làm ra ngon nhất vùng núi này". Trong niềm tự hào và kiêu hãnh dành cho buôn làng, cụ đặc biệt tự hào về Tnú – người con yêu tú của cộng đồng Xô Man: "đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta" và khi Tnú trở lại thăm làng cụ đã tiếp đãi anh bằng tất cả tấm lòng của một già làng dành cho đứa con yêu nhất của mình.
Cụ là một người có lòng tin tưởng tuyệt đối vào cách mạng. Cụ là sợi dây gắn kết giữa Đảng với nhân dân Tây Nguyên. Cụ Mết luôn tâm niệm và dặn dò con cháu: "cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn". Nó cho thấy tình cảm của cụ với cách mạng, với Đảng thật thiêng liêng thấm thía khi nó có cội nguồn từ tình yêu "núi nước", quê hương. Cách nhắc nhở ấy khiến mỗi người dân Xô Man phải khắc cốt ghi tâm bởi nó được nói ra bởi con người từng trải và có tiếng nói trong cộng đồng. Hơn nữa cụ Mết còn có những chân lý thời đại được đúc kết trong những câu nói giản dị: "đánh Mỹ phải đánh dài", "Nhớ lấy, ghi lấy sau này tao chết rồi, bay còn sống kể lại cho con cháu: Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo". Một khi kẻ thù đã dùng bạo lực thì mỗi chúng ta phải khắc ghi tội ác của chúng, biến căm thù bằng sức mạnh, phải biết cầm vũ khí để tiêu diệt kẻ thù.
Cụ Mết là người chỉ huy trực tiếp cuộc chiến đấu của dân làng Xô Man, đó là sự cỉ huy sáng suốt giàu kinh nghiệm và uy lực. Trước cái chết của vợ con Tnú, trước cảnh Tnú bị bắt trói, tra tấn dã man, cụ Mết đau đớn nhưng tỉnh táo, không để tình cảm chi phối. Cụ nhắc đi nhắc lại, "tao cũng chỉ có hai bàn tay không. Tao quay vào rừng…tìm bọn thanh niên…tìm giáo mác". Trong khi Tnú hoạt động một cách bồng bột nôn nóng thì cụ Mết đã bình tĩnh chỉ huy dân làng vùng dậy tự trang bị vũ khí mài bằng đá núi Ngọc Linh, chém chết tiểu đội lính ngụy, giải cứu cho Tnú, đốt lên ngọn lửa đồng khởi cháy khắp núi rừng Tây Nguyên. Hình ảnh cụ Mết chống giáo chỉ huy dân làng trong ánh lửa xà nu bừng bừng khiến cho ta nhớ đến các nhân vật trong sử thi Tây Nguyên. Có thể nói nhân vật cụ Mết đã trở thành một cơ sở quan trọng tạo nên vẻ đẹp sử thi hùng tráng trong chuyện ngắn.
Tóm lại: cụ Mết là một hình tượng nhân vật đẹp gợi nhớ hình ảnh những già làng, tộc trưởng trong sử thi, thần thoại, truyền thuyết, trong những bản trường ca Tây Nguyên xưa. Thông qua nhân vật cụ Mết, Nguyễn Trung Thành đã ca ngợi lòng yêu nước, căm thù giặc và tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong thời đánh Mỹ, cũng đồng thời khái quát chân lý lịch sử lớn lao của thời đại, lý giải sâu sắc và thuyết phục con đường giải phóng nhân dân, đất nước.
Tnú: ban đầu Nguyễn Trung Thành định đặt tên cho nhân vật của mình là anh Đề nhưng cái tên Đề nó "Kinh quá", người kinh quá". Đặt tên nhân vật chính của mình là Tnú, cùng với dân làng Xô Man, Dít, bé Heng, nhà văn đã góp phần tạo cho câu chuyện của mình không khí Tây Nguyên rõ nét. Tnú mồ côi từ nhỏ, sống trong vòng tay thương yêu của dân làng Xô Man và thừa hưởng sự gan góc, mạnh mẽ như một truyền thống của dân làng. Học chữ Thua Mai, Tnú đập bể cái bảng nữa, rồi cầm một hòn đá đập vào đầu đến chảy máu để tự trừng phạt. Đi liên lạc cho anh Quyết, Tnú cứ "xé rừng mà đi, lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước như một con cá kình". Vợ con bị giặc tra tấn, Tnú một mình tay không nhảy xổ vào giữa bọn lính cứu vợ con. Cái mộc mạc, giản dị mà đầy kiêu hãnh bộc trực trong con người Tnú luôn được toát ra trong mọi hoàn cảnh. Trong con người Tnú có sự chan hòa giữa tình yêu quê hương với tình cảm gia đình, vợ con. Anh yêu từng cánh rừng xà nu, từng con người Xờ Trá, yêu từng con nước đầu nguồn. Anh yêu mẹ con Mai và liều mình lao vào đám giặc để bảo vệ hai mẹ con, đã ôm hai mẹ Mai trong đôi cánh tay của mình. Đi lực lượng, dù rất nhớ làng, anh cũng chỉ xin về có một đêm nhưng khoảng thời gian đó cũng đủ để anh nhìn ngắm quê hương và buôn làng với tất cả sự xúc động chân thành của một người con xa quê. Khi chia tay, Tnú bịn rịn, bâng khuâng giã từ cánh rừng như giã từ một người ruột thịt khiến ta hiểu rằng rừng cây mảnh đất quê hương gắn bó với bao kỉ niệm êm đềm, dữ dội, dù hạnh phúc hay đau thương thì đó vẫn là một nỗi nhớ niềm thương trong lòng Tnú.
Tnú cũng là người giác ngộ cách mạng từ rất sớm, yêu nước và một lòng hướng về cách mạng. Từ nhỏ, Tnú đã được anh Quyết dạy học chữ, đã cùng Mai nuôi giấu cán bộ, Tnú học cái chữ của Đảng, đi tiếp tế, đi liên lạc và bảo vệ theo cán bộ theo lời dạy của già làng: "cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn". Và khi anh Quyết chết đi, Tnú là một trong những nòng cốt cách mạng của dân làng Xô Man. Trải qua nỗi đau lớn nhất của đời mình là mẹ con Mai chết, bản thân mình bị tra tấn, Tnú đã vượt qua đau thương mất mát để trở thành một người cộng sản, trở thành niềm tự hào của cụ Mết và buôn làng. Bi kịch lớn nhất của đời Tnú là anh không cứu sống được vợ con mình. Vậy mà Tnú không ngục ngã, vẫn đứng lên hiên ngang như cây xà nu trong mưa bom bão đạn.
Tnú là hình ảnh người anh hùng trong sử thi với những phẩm chất gan dạ, kiên cường, nghĩa tình, thủy chung được nhà văn chú ý khắc họa qua một chi tiết điển hình được lặp lại nhiều lần: đó là hình ảnh đôi bàn tay. Đó cũng là đôi bàn tay bình thường như mọi bàn tay khác nhưng lại được Nguyễn Trung Thành nhấn mạnh như một chi tiết nghệ thuật. Đó là đôi bàn tay lao động từng lấy đá từ đỉnh núi Ngọc Linh về, đôi bàn tay đi hái củi, kín nước. Đó là đôi bàn tay trung thực và tình nghĩa từng cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho, từng cầm đá đập đầu, từng hiên ngang đặt lên bụng mà khẳng định cách mạng ở đây.
Bên cạnh Tnú là hình ảnh của Dít – một cô gái Tây Nguyên thời đánh Mỹ. Cũng giống như Tnú, Dít đã trưởng thành mau chóng trong những đau thương của cuộc chiến đấu chống Mỹ ngụy. Dít cũng từng bí mật tiếp tế cho cụ Mết, Tnú và thanh niên trong làng khi họ bị bọn giặc lùng bắt. Dít cũng bị bọn giặc tra tấn bằng cách bị bắt đứng ở giữa sân, lên đạn và bắn dọa khiến Dít khóc thét nhưng viên đạn thứ 10 thì Dít nín bặt, "nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng". Trong ánh nhìn đó có sự điềm tĩnh, bình thản đối chọi của một bản lĩnh trưởng thành sớm trong đau thương chiến tranh mà không tội ác nào có thể tiêu diệt được. Sau này Dít trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội. Hình ảnh của Dít khiến người đọc liên tưởng đến cây xà nu dù chịu đau thương dưới bom đạn nhưng vẫn vươn lên "hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời" như một bản trường ca bất tận về sự nối tiếp truyền thống anh hùng của con người Tây Nguyên.
Nếu như khi Tnú nhìn thấy Dít, "trước mắt anh là Mai đó", như một sự nối tiếp thế hệ, thì thằng bé Heng cũng chính là sự nối tiếc của Tnú trong tác phẩm này. Ngày Tnú đi liên lạc, bé Heng còn nhỏ xíu, vậy mà sau mấy năm về thăm làng, bé Heng đã lớn lên có dáng vẻ của một anh giải phóng tí hon: vai mang một khẩu trường mác, đội một cái mũ giải phóng, mặc một chiếc áo bà ba dài phết đít, khoác chéo khẩu súng ngang lưng. Chú bé thuộc thế hệ non trẻ nhất của làng Xô Man, là hình ảnh trẻ em quen thuộc trong bất cứ một tác phẩm sử thi nào, như một cây xà nu mới lớn nhưng hứa hẹn sự dũng cảm, anh hùng như thế hệ đi trước. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh cụ Mết, Tnú, Dít, Heng cùng đứng ở ngọn đồi xà nu phóng tầm mắt nhìn thấy đại ngàn xà nu hùng vĩ như một vĩ thanh, mở ra cho người đọc hi vọng về một cuộc sống mới đầy hứa hẹn cho cộng đồng, cho những thế hệ sau của Nguyễn Trung Thành.
"Rừng xà nu" đã xây dựng được một tập thể anh hùng. Ở đó có sự nối tiếp thế hệ khiến họ vừa mang những nét chung nhất của con người Tây Nguyên dũng cảm kiên cường, vừa mang đặc trưng riêng cho những tính cách cụ thể. Cảm hứng chung của tác phẩm là cảm hứng lãng mạn cùng khuynh hướng sử thi, sử dụng những biểu tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa, xây dựng nhân vật dựa trên ngôn ngữ và diễn biến tâm lý…Tất cả tạo nên một tập thể những con người giàu lòng yêu quê hương mà bất khuất, gan dạ, thấm đượm nghĩa tình. Sự phối hợp độc đáo giữa giọng kể, ngôn ngữ, hình ảnh và nhiều yếu tố khác đã khiến "Rừng xà nu" như một khúc ca hùng tráng giữa đại ngàng hoang dại.
Phân tích Vẻ đẹp của hình tượng các nhân vật Tnú, cụ Mết, Dít, bé Heng – Bài số 3
Miền đất Tây Nguyên đi vào văn học đương đại Việt Nam bằng ngòi bút của Nguyễn Trung Thành và những tác phẩm thành công nhất của ông là những tác phẩm viết về đề tài Tây Nguyên. Tây Nguyên của thời kì kháng chiến chống Pháp hào hùng đi vào trang văn của Nguyên Ngọc bằng “tiểu thuyết đất nước đứng lên” và hơn một lần, Tây Nguyên trong những ngày sôi sục đánh Mỹ lại sống dậy với ngòi bút của ông bằng truyện ngắn “rừng xà nu” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Trung Thành bởi chất sử thi mà tác phẩm đạt tới. Được viết vào mùa hè năm 1965 , trong những ngày bắt đầu cuộc đấu tranh cục bộ của Mĩ ở miền nam nước ta. Một điểm cơ bản tạo nên chất sử thi của tác phẩm chính là chân dung tập thể anh hùng khắc họa đậm nét.
Quả thực nội dung cơ bản của Rừng xà nu là chuyện đánh giặc của một làng ở Tây Nguyên, làng Xô Man bất khuất. Cả làng Xô Man đã kết thành một khối, từ trong máu lửa đứng lên làm cách mạng, bảo vệ cuộc sống tự do. Già , trẻ, trai, gái, thế hệ nào, lớp nào cũng có những đóng góp xứng đáng cho cuộc đấu tranh chung.
Anh Quyết là một nhà văn cách mạng, Nguyễn Trung Thành có nhận thức rất sâu sắc về tính chất toàn diện của cuộc chiến tranh nhân dân. Sự tàn bạo của kẻ thù đã không chừa ai thì hiển nhiên không có ai đứng ngoài cuộc chiến đấu, không ai không muốn đánh giặc lập công. Mỗi sự việc tích anh hùng đều có tính chất tập thể và ngược lại, trong chiến công chung, có đóng góp độc đáo, đáng ghi nhận mỗi cá nhân anh hùng. Nói về phong trào cách mạng người miền núi, có thể nào quên được hình ảnh những người cán bộ của Đảng được giao nhiệm vụ giữ gìn và khơi lên ngọn lửa đấu tranh vì độc lập tự do. Trong Rừng xà nu cán bộ Quyết là một hình ảnh đẹp, có nét tương đồng với hình ảnh anh Thế anh Cầm trong trong “đất nước đứng lên”, Anh Châu trong “ Vợ chồng A Phủ” trước đây trong những ngày đen tối anh đã bám trụ lại ở làng Xô Man nhen nhúm xây dựng phong trào. Anh đã duy trì niềm tin vào Đảng trong lòng đồng bào dân tộc, đã công phu bồi dưỡng giáo dục thế hệ kế tiếp. Những lời anh rủ rí với Tnú trong hốc đá giữa rừng đã trở thành lời nguyện thiêng liêng của chính Tnú: “ Sau này nếu Mỹ – Diệm giết anh Tnú phải làm cán bộ thay anh”. Khi anh Quyết hy sinh lời dặn dò của anh đã được Tnú và đồng bào Xô Man ghi lòng tạc dạ. Anh chính là người lãnh đạo tinh thần cuộc khởi nghĩa sau này của làng Xô Man.
Tây Nguyên là mọt miền đất giàu truyền thống. Hạt giống cách mạng sở dĩ được nảy mầm và phát triển tươi tốt ở đây chính là nhờ truyền thống đó. Sức mạnh của truyền thống đã được biểu hiện qua hình tượng rất sinh động là cụ Mết. Trong một bài hồi ức chính của Nguyễn Trung Thành đã viết “ ông là cội nguồn. Là Tây Nguyên của thời đất nước đứng lên còn trường tồn đến hôm nay ông như lịch sử bao trùm, như không che lấp đi sự đi tới nối tiếp và mãnh liệt,ngày càng mãnh liệt lớn, sành sỏi và tự giác lớn của các thế hệ sau”. Đúng là không thể hình dung mọi cuộc sống chiến đấu của các đồng bào dân tộc Tây Nguyên mà lại thiếu đi hình ảnh như cụ Mết. Cụ là người chỉ huy trực tiếp cuộc kháng chiến ở làng Xô Man, một người chỉ huy sáng suốt giàu uy lực. Mỗi lời cụ Mết nói đều mang âm vang của sự từng trải, không phải là sự âm vang cua một cuộc đời người mà còn của cả một dân tộc. Chúng mạnh mẽ và dứt khoát như “ dao chém xuống đá, rạ chém xuống đất”; “Đảng còn núi nở này còn”, “nhớ lấy ghi lấy. Sau này tao chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu, chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo” cụ rất có ý thức về giáo dục cho lũ con cháu. Đã nhiều đêm bên bếp lửa nhà ưng, cụ kể cho đám thiếu nhi, lũ con nít nghe chuyện anh Tnú niềm tự hào của nàng Xô Man và thổi vạo họ lòng yêu nước, lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng. Những lời khen tặng của cụ tuy rất tiết kiệm nhưng có ý nghĩ động viên rất lớn. Những khi vừa ý cụ chỉ nói “được” mà không bao giờ khen tốt, giỏi, xong cũng chính cụ không giấu che niềm kiêu hãnh chính đáng về miền đất quê hương: “ không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này”. Hình ảnh cụ Mết cầm giáo chỉ huy đám thiếu niên diệt ngọn bọn lính ngụy để cứu Tnú và bắt đầu cuộc khởi nghĩa, đẹp một cách lẫm liệt cụ xứng đáng là trụ cột của cả làng Xô Man trong những thử thách ghê gớm nhất. Do hiểu sâu sắc điều đó khi cụ tả cụ Mết, tác giả thường mượn những đạo tính của cây xà nu biểu tượng của Tây Nguyên bất khuất làm đối tượng so sánh: “ ngực cụ căng như một cây xà nu lớn còn bàn tay nặng như sắt của cụ thì sằn sùi như vỏ cây xà nu. Tiếng nói của cụ cũng thật đặc biệt; nặng trịch, ồ ồ, dội vang trong lòng ngực tưởng như âm vọng của cả núi rừng. Hình ảnh cụ Mết thực tế đã tạo thành một cơ sở quan trọng cho cái giọng trầm hùng vang vọng nhất sử thi mà tác phẩm đã có được.
Khi làng Xô Man đã có một cụ Mết thì tất yếu nó sẽ sinh ra những người như Tnú mà hành trình số phận hết sức tiêu biểu cho cuộc sống các dân tộc Tây Nguyên thời đánh Mỹ. Đời Tnú đã trải qua bạo thử thách khốc liệt thưở ấu thơ. Lúc còn là một đứa bé anh đã từng đi liên lạc cho cán bộ, từ xã xuống huyện. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được cụ Mết và dân làng cưu mang đùm bọc, khi lớn lên Tnú rất xứng đáng là một con người của bản. Tnú là cậu bé thông minh gan dạ, tháo vát, cậu bé sẵn sàng lấy đá đập đầu để tự trừng phạt mình vì tội không thuộc chữ. Học chữ không thuộc nhưng đường đi rừng thì đầu nó sáng lạ lùng. Tnú không đi theo đường mòn vì ở đó có giặc phục kích. Tnú leo lên cây cao xác định phương hướng rồi đạp gai, xé rừng mà đi. Qua sông qua suối Tnú tránh chỗ nước êm vì chỗ ấy có Mĩ Diệm hay mai phục; Tnú chọn chỗ nước chảy siết đè lên sóng thác như một con cá kình bị giặc bắt, anh gan dạ không khai nửa lời dù bị tấm lưng non trẻ của anh đã phải hứng chịu sự vùi dập tà bào, phũ phàng nhất. Sau ba năm bị giam cầm, Tnú vượt ngục trở về với dân làng. Lúc ấy anh đã thành trở thành một chàng trai cao nguyên hoàn hảo: rắn chắc, cao lớn, cường tráng như một cây xà nu lớn Tnú chan hòa trong hạnh phúc bên Mai dịu dàng và đứa con trai đầu lòng giống bố như đúc.
Nhưng rùi hạnh phúc của Tnú và Mai vừa bùng nở đã bị quân giặc trà đạp vũ phàng. Câu chuyện đau thương về cuộc đời Tnú thật sự bắt đầu khi lũ ác ôn kéo về làng ngăn chạn những bàn tay cầm vũ khí chống lại chúng. Để truy tìm Tnú, bọn giặc dùng ngón đòn độc hiểm cuối cùng: nó bắt Mai và đứa con Tnú không cứu được vợ con. Tận mắt anh phải nhìn cảnh Mai và đứa con chưa đầy tháng chết thê thảm dưới cây gậy sắt của quân giặc. Lúc ấy lòng căm hờn đã biến hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn anh đã lao vào lũ giặc với sức mạnh hùng thiêng anh không biết đã làm gì, chỉ thấy thằng giặc to béo nằm ngửa ra giữa sân, thằng Dục tháo chạy và nhiều người.
Thế nhưng Tnú không cứu được Mai kiên cường kiêu hãnh có thừa không bao giờ chịu khuất phục cường quyền trong lồng ngực anh chan chứa yêu thương và sức mạnh quân thù. Nhưng ngần ấy phẩm chất vẫn chưa đủ để bảovệ yêu thương và hòn máu mủ của đời anh. Vì sao vậy? vì anh chỉ có hai bàn tay không giữa mọt lũ giặc ác ôn khát máu đầy vũ khí, chỉ hai bàn tay không anh không cứu được vợ con và bản thân mình, chính cụ Mết đã rút ra kết luận quan trọng ấy. Khi kẻ tù đã cầm vũ khí mà mình tay không sẽ bị hủy diệt. Tấm thảm kịch đã diễn ra : Mười đầu ngón tay của Tnú bị đốt, giữa cao trào đau thương già làng Tây Nguyên đã khắc ghi vào lòng các thế hệ một chân lý “ chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”
khi trong tay người già người trẻ, người đàn ông, người đàn bà đã có một cây giáo, một cây mác, một cây rụ, tình hình sẽ khác: lửa xà nu sẽ tắt trên mười đầu ngón tay của Tnú, mười thằng giặc phải đền mạng, lửa đuốc xà nu soi rõ mười cái xác giặc ngổn ngang bên đống lửa lớn trên tràn nhà. Rừng Xô Man ào ào rung động “ tiếng chiêng nổi lên và nổi cháy khắp rừng”. Sự sống hồi sinh từ sự quật khởi đáp trả sự bạo tàn Tnú từ đau thương vụt lớn lên ra nhập vào lực lượng quân giải phóng, chiến đấu dũng cảm để bảo vệ sự sống trên quê hương để trả thù cho những người dân Xô Man đã bị giặc giết, trả thù cho bà Nhan, anh Sút, anh Quyết, cho Mai, cho đứa con của anh, cho mười đầu ngón tay anh. Bằng bàn tay mười đầu ngón cụt của mình anh đã lập được chiến công, đã giết được một thằng ác ôn và thằng Dục. Đối với anh bọn giặc đứa nào cũng là thằng Dục – tên đã giết vợ con anh và làm cho bàn tay anh không còn lành lặn khác họa nhân vật Tnú, tác giả rất chú ý miêu tả hai bàn tay anh, hai bàn tay mà mỗi ngón chỉ còn hai đốt, vẫn biết kể cho chúng ta nghe một người. Đó là bàn tay đau thương, bàn tay căm thù và bàn tay chiến thắng. Đó là bàn tay gan lì tuổi nhỏ, dám cầm cả cục đá đập vào trán khi thấy mình chưa học được chữ để sau này làm cán bộ giỏi. Đó là bàn tay yêu thương – Mai đã cầm trong ngày Tnú vượt ngục con tum trở về. Bàn tay ấy là chiến tích căm hờn về tội ác của kẻ thù và cũng là bàn tay chiến thắng. Nói về cuộc đời và cuộc sống của Tnú. Tác giả đã sử dụng một hình thức kể chuyện rất thích hợp. Lời kể của tác giả đã hoàn lẫn lời kể của cụ Mết và hồi tưởng của Tnú cách tự nhiên khiến cho sự tích của một thời hiện đại được lịch sử hóa, ngân lên hết cung bậc hào hùng, mê say của nó, nó có khả năng kích thích nôi cuốn rất mạnh. Thỉnh thoảng giữa câu chuyện, tác giả nhắc đến hình ảnh rừng xà nu ào ào rung động tạo lên không khí cộng hưởng sôi động và đầy sảng khoái.
Đọc rừng xà nu, ta không thể nào quên được nét mặt cương nghị rắn roit của Dít, đó cũng là một hình ảnh đẹp làm phát triển thêm chân dung tập thể anh hùng Dít có nhiều nét gần gũi với chị là Mai nhưng cũng có nhiều nét …. Phải chăng hoàn cảnh chiến đấu đã khiến chị phải dấu đi những nét dịu dàng đằm thắm nhưng rồi đến viên đạn thứ mười Dít chùi nước mắt, im bặt, bình thản nhìn bọn giặt. Có thể lý giải thế nào là sự cảm biến mau lẹ lạ lùng này. Đó không phải là sự chấn tĩnh bình thường , là sự lớn vượt mau lẹ của người trước thử thách. Dân tộc ta khi trong những ngày đánh Mĩ sôi động cô bé Dít ngày nào đã trưởng thành chị Dít bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội đầy uy tín. Chú bé Heg cũng đã đem chị Dít ra nhắc nhở Tnú “ đừng uống nước lạnh”, còn mọi người trong làng Xô Man thì đợi Dít canh giấy của Tnú sau mới yên tâm. Tnú được phép của chỉ huy cho về thăm nhà. Những chi tiết ấy thoạt đọc qua tưởng không ý nghĩa gì lắm mà kì thực quá sâu sắc , ý thức của một làng đánh giặc có tổ chức, quy củ. Dít đã trở thành một người đáng tin cậy của tập thể rất xứng đáng với miền đất đã có những người như cụ Mết và Tnú.
Trong tác phẩm,hình ảnh nhanh nhẹ hoạt bát và ngây thơ cuả chú bé Heg dù xuất hiện thoáng qua cũng đã để lại những ấn tượng tốt đẹp cho người đọc tin tưởng vào cuộc đấu tranh của dân tộc mình khi có những người như thế. Được tắm mình trong máu cách mạng, một lớp thiếu niên đã trưởng thành tiếp bước con đường của cha anh. Chưa ai hình dung nổi chú bé Heg kia lớn lên sẽ lập được nhữngchiến công gì nhưng ta biết chắc chắn những người như chú sẽ không làm hổ mặt làng Xô Man giàu truyền thông, chú sẽ như cây xà nu lớn lên vượt qua bom đạn của kẻ thù, góp phần làm nên màu xanh trường cửu của những rừng Xà Nu tít tắp chạy đến chân trời.
=> Rừng Xà Nu là câu chuyện của một tập thể anh hùng có những nét riêng thích hợp riêng trong cuộc đời.Tuy nhiên tất cả họ đều giống nhau ở những phẩm chất cơ bản: gan dạ, trung thực,một lòng đi theo cách mạng.Chiến công của mỗi người tuy đa dạng mà lại thống nhât. Cuốn sử vẻ vang của làng Xô Man của Tây Nguyên không phải do riêng một người viết ra mà do tất cả mọi người. Bản trường ca của đại ngàn hùng vĩ không phải chỉ trỗi lên một giọng mà là sự tổng hòa của nhiều giọng. Anh Quyết, cụ Mết, anh Tnú,chị Mai, cô Dít, bé Heg là những nhân vật tiêu biểu; nhưng bê cạnh họ, đằng sau họ còn có bao người khác nữa cũng đã chịu “ngủ yên trong đời chật”, tất cả họ đều ti đua lập côn, đều muốn đóng góp phần mình vào sự nghiêp vĩ đại của dân tộc. Làng Xu Man sở dĩ có thể trưởng thành “thiên la địa võng” với quân thù là nhờ có sự góp sức của mọi người. Sau khi đi lực lượng, Tnú ghé về thăm làng. Anh không khỏi ngạc nhiên về cái làng xưa của mình “ đường cũ nay chằng chịt, hầm chông hố chông, cứ mười phút lại gặp một giàn thò chuẩn bị sẵn, cần thò căn dây ná, đánh một phát chắc chặt gẫy đôi ống quyển…” Sự ngạc nhiên của anh nói lên rằng : cuộc sống vẫn không ngừng đi lên, cuộc cách mạng của chúng ta không ngừng lớn mạnh. Nụ cười của Tnú trước cái cười “rất liếng” lộ ý khoe khoang rõ rệt của bé Heg về làng Xô Man thật là đẹp. Họ đã không hiểu nhau, sát cánh bên nhau, tiếp bước nhau trong công cuộc ra quân hùng vĩ của núi rừng, đất nước.
Xây dựng sôi động chân dung tập thể anh hùng là thành công, nổi bật của Nguyễn Trung Thành trong Tây Nguyên “ Rừng xà nu” với nó, tác phẩm đã phản ảnh khá sâu sắc khí thế cách mạng của nước ta trong công cuộc đối đầu lịch sử những năm 60. Ngày nay đọc lại tác phẩm vẫn còn sức sống hấp dẫn mạnh mẽ với chúng ta, giúp ta hiểu rõ hơn; vì sao Việt Nam đã trụ vững và chiến thắng trong công cuộc kháng chiến lâu dài gian nan ấy.
Phân tích Vẻ đẹp của hình tượng các nhân vật Tnú, cụ Mết, Dít, bé Heng – Bài số 4
Nguyễn Trung Thành là nhà văn quân đội, quê ở Quảng Nam. Năm 1950, đang học bậc trung học phổ thông, ông gia nhập quân đội và lên hoạt động ở chiến trường chính của Liên khu V (Tây Nguyên). Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc. Trong cả hai cuộc kháng chiến ông gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên. Nhà văn gần gũi thấu hiểu cuộc sống và tinh thần quật khởi, hiên ngang, bất khuất, yêu chuộng hào bình hang hái tham gia cách mạng của đồng bào dân tộc ít người ở nơi này. Đó cũng là nguyên do quan trọng dẫn đến thành công của tiểu thuyết đầu tay Đất nước đứng lên và truyện ngắn Rừng xà nu (Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu, 1995). Đặc biệt, ở truyện ngắn Rừng xà nu, nhà văn thể hiện rất thành công phẩm chất anh hùng của các nhân vật: cụ Mết, anh Quyết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng…
Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu bối cảnh lịch sử trong truyện. Cuộc chiến tranh cục bộ bắt đầu ở miền Nam nước ta (1965). Thủy quân lục chiến Mĩ ồ ạt đổ bộ vào bờ biển Chu Lai (Quảng Nam). Kẻ thù quyết tiêu diệt bằng được lực lượng cách mạng. Chúng dùng mọi âm mưu, thủ đoạn – nhất là chém giết không thương tiếc – để gây đau đớn, tổn thất nặng nề cho đồng bào miền Nam. Do đó, muôn người như một, thà chết chứ không chịu làm nô lệ, nhân dân miền Nam đứng dậy dùng bạo lực trả lời bạo lực.
Tại một làng nhỏ ở Tây Nguyên, toàn thể dân làng “tức nước vỡ bờ” nên đồng tâm hiệp lực nổi dậy tiêu diệt kẻ thù: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” (lời nhân vật cụ Mết).
Mặt khác, chúng ta còn cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước rất sâu nặng qua thiên truyện Rừng xà nu. Đó là tình cảm yêu thương, gắn bó với bản làng, với núi rừng Tây Nguyên của dân làng Xô Man. Đó là lòng căm thù giặc sâu sắc, không khuất phục trước kẻ thù. Đó là lòng trung thành với cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng. Nhiều người đi theo cách mạng mà không hề sợ gian khổ, hi sinh, mất mát.
Hơn nữa, trong thiên truyện, nhiều nhân vật có phẩm chất anh hùng hiện lên rất cao đẹp. Ở đây, chúng ta quan tâm đến sáu nhân vật.
Một là nhân vật cụ Mết. Cụ là người đại diện cho vẻ đẹp thế hệ cha anh đã trải nghiệm nhiều trong đấu tranh, giàu kinh nghiệm khi đối diện với quân thù (từ thời kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mĩ). Cụ là người mưu trí, sáng suốt. Cụ là biểu tượng cho sức mạnh tinh thần và vật chất có tính truyền thống và cũng là cội nguồn của dân tộc Xô Man, của cộng đồng.. Chính cụ đã tìm ra chân lí dùng bạo lực để đấu tranh tiêu diệt quân thù: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Cụ là cái gạch nối giữa đồng bào và Đảng. Cụ đã thôi thúc, lãnh đạo dân làng đứng lên quật khởi: “Thế là bắt đầu rồi! Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây vụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông. Đốt lửa lên!”.
Hai là nhân vật anh Quyết. Anh là đại diện của Đảng, là linh hồn của cuộc đấu tranh. Anh đã đến, dìu dắt, hướng dẫn dân làng Xô Man giác ngộ cách mạng. Sống ở rừng sâu nước độc nhưng anh không nề khổ nhọc. Anh hết lòng dạy Tnú và Mai học chữ…Anh có quan niệm rất đúng đắn: “Không học chữ sao làm cán bộ giỏi”. Chính anh đã góp phần đào tạo, giác ngộ được một anh hùng bất khuất Tnú trong tương lai.
Ba là nhân vật Tnú. Anh tiêu biểu cho số phận và ý chí của dân làng. Anh hang hái đi đầu trong phong trào đồng khởi, hiên ngang đối diện với kẻ thù, với cái chết. Khi bị gặc bắt, lấy ra một nhúm giẻ lau đã tẩm dầu xà nu, quấn giẻ lên mười đầu ngón tay Tnú, lấy lửa đốt, Tnú không kêu lên một tiếng nào mà trợn mắt nhìn kẻ thù trừng trừng:
“Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chat ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên (…). Tnú không thèm, không them kêu van”. Hành động chịu đựng ấy rất dũng cảm, ngoan cường, gan góc. Mặc dù phải chứng kiến tận mắt kẻ thù giết hại vợ con. Mặc dù mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt nhưng Tnú vừa vượt lên đau đớn, bi kịch cá nhân hang hái tham gia bộ đội Giải phóng để trả thù cho quê hương và những người thân.
Bốn là nhân vật Mai. Mai là đại diện cho vẻ đẹp thế hệ thanh niên. Tuy là nữ giới nhưng đã sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng của Đảng. Phút lâm nguy, khi giáp mặt với bầy lang sói hung tợn, chẳng chút run sợ. Cô “ngửng đôi mắt lớn nhìn thằng Dục” để tỏ thái độ căm thù. Thằng Dục xem cô là “con mọi cộng sản”, “con cọp cái”, là cơ sở để “dụ được con cọp đực trở về”. Nó cầm một cây gậy sắt dài tra tấn đánh đập mẹ con Mai. “Trận mưa cây sắt mỗi lúc dồn dập”. Đến khi trút hơi thở cuối cùng dưới bàn tay đẫm máu của bọn mặt người dạ thú cô vẫn một mực trung thành với cách mạng, không khai báo nửa lời.
Năm là nhân vật Dít. Cũng như Mai, Dít là đại diện cho thế chủ lực đánh Mĩ ở Tây Nguyên. Là cô bí thư chi bộ dũng cảm, gan góc không kém gì Tnú. Khi cả làng bị giặc ở đồn Bắc Hà bao vây, không ai lọt ra được, ngoại trừ lúc ấy Dít còn nhỏ, lanh lẹn, cứ sẩm tối lại bò theo máng nước đem gạo ra rừng cho cụ Mết, Tnú và thanh niên. Dít bị giặc bắt hi ở ngoài rừng về. Bọn giặc để Dít ở giữa sân, lên đạn tôm xông rồi từ từ bắn từng viên một, không bắn trúng, đạn chỉ sượt qua tai, sém tóc, cày đất quanh hai chân nhỏ. Cái váy của Dít rách tượt từng mảng. Dít khóc thét lên nhưng rồi đến viên thứ mười thì chìu nước mắt, từ đó im bặt. Dít đứng lặng giữa bọn lính. Cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ lại giật lên một cái nhưng đôi mắt vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng. Vậy là, không khủng bố được tinh thần Dít, bọn giặc đành chịu! Còn khi chị Mai và đứa con bị giặc giết chết một cách dã man, mọi người, kể cả cụ Mết đều chứa chan nước mắt nhưng mà Dít vẫn “lầm lì, không nói gì cả, măt ráo hoảnh”. Không phải là cô không thương chị, thương cháu nhưng đó chỉ là cử chỉ nuốt hận trong lòng, nuôi khối hận ngày một khôn lớn theo lứa tuổi của cô để một ngày kia, có cơ hội sẽ rửa thù! Khi lớn lên, cô trở thành một bí thư chi bộ xã kiên cường.
Sáu là nhân vật bé Heng. Heng là một tiểu anh hùng, là đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ măng non núi rừng Tây Nguyên. Bé Heng « cũng ít nói như những người dân làng Xô Man » nhưng bên trong chắc gì không âm ỉ mối thù giặc Mĩ như thế hệ đàn anh ? Nó không sợ nguy hiểm. Nó là người dẫn đường cho Tnú về thăm làng mà nếu không có nó, Tnú chẳng dám đi một mình. « Con đường ấy chằng chịt hầm chông, hố chông, cứ mười phút gặp một giàn thò (một loại bẫy) chuẩn bị sẵn, cần thò căng như dây ná, đánh một phát chặt gãy đôi ống quyển, lưỡi thò từng đôi, từng đôi gác lên giàn, sắc lạnh ». Khi tới chỗ « ác chiến điểm » nó nhìn Tnú « cười một cách rất liếng », « mắt lóe lên một tia sáng nhỏ » bày tỏ niềm tự hào mãnh liệt về công cuộc cách mạng của dân làng. Mai này trưởng thành, chắn chắn bé Heng sẽ tiếp tục thế hệ cha anh.
Tóm lại, mỗi nhân vật trên đây đều có những vẻ đẹp anh hùng khác nhau nhưng họ đều là những người đại diện cho nhân dân, cộng đồng. Họ là những hình mẫu tiêu biểu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Vũ Hường tổng hợp
Từ khóa tìm kiếm
- phan tich hinh tuong nhan vat Dit