Phân tích và nêu cảm nghĩ về bài ca dao “Ngày nào em bé cỏn con … Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”
Đề bài: Phân tích và nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao sau: Ngày nào em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này Cơm cha áo mẹ chữ thầy Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao. Ca dao dân ca như làn gió mát lành của hương đồng gió nổi thổi vào tâm hồn mỗi người chúng ta, nuôi dưỡng tâm hồn ấy bằng ...
Đề bài: Phân tích và nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao sau: Ngày nào em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này Cơm cha áo mẹ chữ thầy Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao. Ca dao dân ca như làn gió mát lành của hương đồng gió nổi thổi vào tâm hồn mỗi người chúng ta, nuôi dưỡng tâm hồn ấy bằng những tâm tình đạo lí ở trên đời. Mỗi bài ca dao giống như hơi thở của người Việt ta vậy, nó còn giống như giọng nói, tiếng cười, tình cảm, cảm xúc ...
Đề bài: Phân tích và nói lên cảm nghĩ của em về bài ca dao sau:
Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
Ca dao dân ca như làn gió mát lành của hương đồng gió nổi thổi vào tâm hồn mỗi người chúng ta, nuôi dưỡng tâm hồn ấy bằng những tâm tình đạo lí ở trên đời. Mỗi bài ca dao giống như hơi thở của người Việt ta vậy, nó còn giống như giọng nói, tiếng cười, tình cảm, cảm xúc của ông cha ta. Nào là ca dao than thân, nào là ca dao tình cảm yêu thương con người, rồi lại ca dao về đạo lí uống nước nhớ nguồn… Có thể nói ca dao giống như một phương tiện ông cha ta bộc lộ những cảm xúc cũng nhu những phê phán của mình. Trong những bài ca dao hay về tình nghĩa ta không thể không nhắc đến bài ca dao sau:
“Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”
Hai câu thơ đầu là những dòng tâm sự của nhân vật “em” trong bài thơ. Đó là một sự trưởng thành từ hình ảnh em “bé cỏn con” đến hình ảnh bây giờ “lớn khôn thế này”:
“Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này”
Hai chữ cỏn con thật dễ thương làm sao khi diễn tả hình ảnh của một cô bé với thân hình nhỏ nhắn và vẫn còn chưa biết gì. Bằng sự đối lập giữa “ ngày nào” với “ bây giờ” và hình ảnh “ cỏn con” với “ lớn khôn” chúng ta thấy được sự trưởng thành của một con người. Đó là cả một thời gian dài và qua biết bao nhiêu sự dạy dỗ của cha mẹ nhà trường. thân hình nhỏ bé ngày nào giờ đây đã được thay thế bởi một thân hình cao lớn, mặt mũi không còn dễ thương mà đã có độ chín chắn hơn, không kể đến trí tuệ cũng không phải là của một đứa nhóc không biết gì nữa mà là của một người đã có trí tuệ hiểu biết về cuộc sống xung quanh. Hình ảnh một cô bé, cậu bé con con trông mới thật đáng yêu làm sao. Có thể nói tác giả đã thể hiện rất chính xác tuổi thơ ngọt ngào với thân hình bé nhỏ qua hai từ “ cỏn con”. Nó gợi lên trước mắt người đọc một vẻ đẹp hồn nhiên ngây thơ của đứa trẻ. Bằng những từ ngữ rất đơn giản như thế vẻ đẹp ấy hiện ra trước mắt người đọc. Một cô bé, cậu bé nhỏ nhắn tác giả không dùng những từ ngữ bóng bảy như hồn nhiên ngây thơ, nhỏ nhắn hay dễ thương mà dùng từ cỏn con. Điều đó thể hiện sự mộc mạc trong ca dao Việt Nam mà không làm mất đi tính thi vị của nó. Hai chữ “lớn khôn” như thể hiện sự trưởng thành của nhân vật “em” trong bài ca dao này. Nhân vật trữ tình như tự tâm tình về sự trưởng thành của mình chỉ với hai câu thơ trên. Nó gọn nghe như thế nhưng ta biết rằng đằng sau sự lớn khôn ấy là cả một quá trình rất dài. Qua hai câu thơ hình ảnh về một tuổi thơ của nhân vật được hiện lên đầy ắp những niềm vui.
Quá trình lớn khôn trưởng thành của nhân vật nói riêng và mỗi người nói chung là quá trình rất dài, và trong quá trinh ấy không thể quên được công ơn dậy dỗ của cha mẹ cũng như thầy cô, hai câu ca dao cuối bài đã thể hiện sự biết ơn của nhân vật đối với cha mẹ thầy cô của mình:
“Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”
Nhân vật thể hiện sự biết ơn của cha mẹ thầy cô đối với quá trình trưởng thành của mình. Đối với cha mẹ mà nói họ không chỉ là người sinh ra ta mà họ còn là người dậy dỗ ta những phép cư xử hàng ngày. Cha mẹ không quản nhọc nhằn để cho chúng ta có một cuộc sống đầy đủ cơm ăn áo mặc. chẳng thế mà ca dao có bài cũng ca ngợi công lao của mẹ cha mà đến bây giờ trong mỗi người Việt không ia là không biết đến bài ca dao ấy:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Thật vậy công sinh thành và giáo dục của cha mẹ như trời như bể, công cha cao ngất như đỉnh núi, nghĩa mẹ thì dạt dào vô tận như nước trong nguồn vậy. Và ở đây cũng vậy nhân vật “ em” trưởng thành thấm thía tất cả những cha mẹ hi sinh cho mình làm cho mình để giúp mình trưởng thành. Để có những hạt cơm dẻo thơm ngon ấy cha phải “ mồ hôi thánh thọt như mưa ruộng cày” để cày xong ô ruộng, mẹ phải bán mặt cho đất bán lưng cho trời để cấy những hàng lúa thẳng tắp. Không biết có bao nhiêu sương gió, nắng mưa trên khuôn mặt, làn tóc của cha mẹ. chính vì thế nhân vật ở đây khi đã trưởng thành không thể quên được những vất vả của cha mẹ. đối với thầy cô thì chúng ta cũng phải biết ơn họ vì những gì họ dậy dỗ ta cũng như tình cảm thầy trò dưới mái trường thân thiết. Có câu ca dao rằng:
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Thầy cô giống như cha mẹ thứ hai của chúng ta vậy. Biết bao nhiêu trí thức miệt mài sách vở để đưa những thế hệ học trò cấp bến tương lai hạnh phúc thành đạt về sau. Chẳng thế mà nhà nước cho rằng nghề giáo viên là một nghề vô cùng cao quý, vì đó là ngành trồng người cho đất nước. giáo dục không chỉ đơn giản là một cái nghề mà nó còn là tình cảm tâm huyết của biết bao thầy cô đặt vào đó. Không kể hết được những nhọc nhằn của thầy cô, không đếm được biết bao nhiêu hạt phấn bay bay trên tóc thầy. và giờ đây khi đã lớn khôn nhân vật của chúng ta nghĩ đến những việc làm của mình để làm sao cho đạt được những ước ao của cha mẹ thầy cô dành cho mình.
Qua đây ta thấy kho tàng ca dao của chúng ta thật đầy màu sắc, ca dao không đơn giản mang lại những tâm trạng cảm xúc, tình cảm đạo lí mà thông qua đó ông cha ta như muốn nhắc nhở con cháu mình những thế hệ mai sau những đạo lí làm người. Không cầu kì văn chương bóng bảy, chỉ cần những hình ảnh câu nói rất đỗi thân thuộc ca dao đi vào lòng người như dòng sữa ngọt ngào của đất mẹ. bài ca dao này đã thể hiện một đạo lí nhớ nguồn của nhân dân ta.