Phân tích trích đoạn Chị em Thuý Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
I. Giới thiệu: Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghiã lớn. Với vốn kiến thức sâu rộng về văn hoá dân tộc và cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều, ông đã có một niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ cuả nhân dân. "Truyện Kiều"- một tác phẩm truyện thơ Nôm ...
I. Giới thiệu: Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghiã lớn. Với vốn kiến thức sâu rộng về văn hoá dân tộc và cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều, ông đã có một niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ cuả nhân dân. "Truyện Kiều"- một tác phẩm truyện thơ Nôm được xem là kiệt tác trong sự nghiệp văn chương cuả ông. Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" được trích trong phần đầu cuả tác phẩm thể hiện vẻ đẹp và tài năng cuả chị em Thuý Kiều cùng cuộc sống êm ấm cuả họ. Qua đó còn cho thấy Nguyễn Du là bậc thầy trong nghệ thuật tả người. II. Nội dung 1. Bốn câu thơ đầu: Giới thiệu chung về hai chị em Đầu lòng hai ả tố nga… Mỗi người một vẻ mươi phân vẹn mười Mở đầu đoạn trích, tác giả tập trung vào giới thiệu vẻ đẹp chung của chị em Thúy Kiều." Đầu lòng hai ả tố nga" là có ý nói hai người con gái đầu lòng cuả gia đình họ Vương là hai người con gái rất đẹp, vẻ đẹp ấy như tiên giáng trần, tuyệt vời. Cô chị là Thúy Kiều, cô em là Thuý Vân. Đây như một sự nhận xét khái quát và nêu sơ luợc về vai vế cuả hai chị em: đẹp từ hình dáng "mai cốt cách" đến tâm hồn "tuyết tinh thần", đều thanh cao, duyên dáng chẳng kém gì nhau tuy mỗi người mỗi vẻ. 2. Bốn câu thơ tiếp theo: Vẻ đẹp của Thúy Vân – Để làm rõ vẻ đẹp cuả hai chị em, Nguyễn Du đi sâu vào miêu tả hình ảnh của họ.Trước tiên là Thuý Vân. Đây là một cô có vẻ đẹp trang trọng và cao quý. Vân xem trang trọng khác vời… Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da – Với khuôn mặt tròn triạ, đần đặn như ánh trăng rằm, với đôi lông mày đậm diễn tả đôi mắt đẹp, gương mặt Thuý Vân hiện lên trong chúng ta một vẻ đẹp phúc hậu, xinh xắn. Miệng cười tươi như hoa, lời nói thốt ra nghiêm trang đứng đắn. Mái tóc mềm mại bồng bềnh cùng làn da trắng như tuyết khiến "mây" phải "thua", " tuyết" phải "nhường". Hai từ "thua", "nhường" cũng đã phần nào cho thấy được số phận êm đềm, suôn sẻ như dòng nước chảy mùa thu của cuộc đời Vân – cuộc đời bình yên, hạnh phúc – Việc sử dụng trình tự miêu tả Vân và Kiều, Vân trước Kiều sau chính là dụng ý cho nghệ thuật đòn bẩy cuả Nguyễn Du. Cách đảo trật tự miêu tả này đã làm nổi bật vẻ đẹp cuả Thuý Kiều trên cái nền đã có sẵn của Vân. 3. Mười hai câu thơ tiếp theo: Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều Kiều càng sắc sảo mặn mà… Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân – Thuý Kiều mang một vẻ đẹp sắc xảo, mặn mà. Cũng với ước lệ tương trưng, tác giả đã khắc hoạ vẻ đẹp Kiều bằng các hình ảnh của thiên nhiên. Làn nước mùa thu, nét nuí mùa xuân. Đôi mắt Kiều đẹp, trong sáng, tác giả dành riêng tả Kiều ở đôi mắt- cửa sổ của tâm hồn, trong sáng, thanh thoát như nét núi mùa xuân. Vẻ đẹp ấy cuả Kiều cũng phải làm cho hoa ghen tức mà không thắm, liễu hờn mà kém xanh. – Không cần đi sâu vào miêu tả chi tiết, rõ ràng khuôn mặt như cuả Vân mà ở đây chỉ với đôi mắt, đôi mắt khiến người khác phải xiêu lòng, yêu mến và say đắm. Bằng ngòi bút miêu tả tài hoa, sắc xảo của mình, tác giả đã khắc hoạ rõ nét bức chân dung về vẻ đẹp của Thuý Kiều. – Không những có nhan sắc, Kiều còn là một người con gái tài giỏi. Tài năng của Thúy Kiều được thể hiện và đề cao. Những tài năng ấy được xem như là thiên phú, vốn là trời ban sinh ra đã có. Nàng là một người đa tài, hội tụ đầy đủ các tài năng về “cầm, kì, thi, họa”. Nhất là tài năng về đàn hát của Kiều. Mỗi khi tiếng đàn, tiếng hát của nàng vang lên là lúc khiến người ta phải say đắm. Những cung bậc âm thanh trong âm giai nhạc cổ cùng tài năng xuất chúng của mình, Kiều đã làm nên một thiên “Bạc mệnh”- một bản nhạc khiến lòng người phải suy tư về số phận mỏng manh, xấu số của con người bất hạnh. – Thông qua việc miêu tả vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều, Nguyễn Du muốn nêu lên một dự cảm về kiếp người tài hoa nhưng bạc mệnh của Kiều. 4. Bốn câu thơ cuối: Cuộc sống của chị em Thúy Kiều Phong lưu rất mực hồng quần.. Tương đông ong bướm đi về mặc ai – Nói đến cuộc sống của chị em Kiều, đó là một cuộc sống phong lưu, quyền qúy. Với lễ giáo nghiêm ngặt cùng gia phong, hai chị em Kiều vẫn sống êm đềm, kín đáo sau “trướng rủ màn che”, không hề bận tâm, để ý đến những “tường đông ong bướm” . Điều đó cho thấy Kiều và Vân là những người con gái có đạo đức và phẩm cách tốt, được sống trong một gia đình rất êm ấm, hạnh phúc. – Qua đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”, trích “ Truyện Kiều” cuả Nguyễn Du, hình ảnh chị em Thuý Kiều hiện lên rõ nét là hai con người vẻ đẹp và tài năng hơn người. Đồng thời, còn thể hiện dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh cuả cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du. Điều tạo nên sự thành công và độc đáo của đoạn trích là bút pháp ước lệ tượng trưng và nghệ thuật miêu tả người. Phân tích trích đoạn Chị em Thuý Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn DuDánh giá bài viết
I. Giới thiệu:
Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghiã lớn. Với vốn kiến thức sâu rộng về văn hoá dân tộc và cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều, ông đã có một niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ cuả nhân dân. "Truyện Kiều"- một tác phẩm truyện thơ Nôm được xem là kiệt tác trong sự nghiệp văn chương cuả ông. Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" được trích trong phần đầu cuả tác phẩm thể hiện vẻ đẹp và tài năng cuả chị em Thuý Kiều cùng cuộc sống êm ấm cuả họ. Qua đó còn cho thấy Nguyễn Du là bậc thầy trong nghệ thuật tả người.
II. Nội dung
1. Bốn câu thơ đầu: Giới thiệu chung về hai chị em
Đầu lòng hai ả tố nga…
Mỗi người một vẻ mươi phân vẹn mười
Mở đầu đoạn trích, tác giả tập trung vào giới thiệu vẻ đẹp chung của chị em Thúy Kiều." Đầu lòng hai ả tố nga" là có ý nói hai người con gái đầu lòng cuả gia đình họ Vương là hai người con gái rất đẹp, vẻ đẹp ấy như tiên giáng trần, tuyệt vời. Cô chị là Thúy Kiều, cô em là Thuý Vân. Đây như một sự nhận xét khái quát và nêu sơ luợc về vai vế cuả hai chị em: đẹp từ hình dáng "mai cốt cách" đến tâm hồn "tuyết tinh thần", đều thanh cao, duyên dáng chẳng kém gì nhau tuy mỗi người mỗi vẻ.
2. Bốn câu thơ tiếp theo: Vẻ đẹp của Thúy Vân
– Để làm rõ vẻ đẹp cuả hai chị em, Nguyễn Du đi sâu vào miêu tả hình ảnh của họ.Trước tiên là Thuý Vân. Đây là một cô có vẻ đẹp trang trọng và cao quý.
Vân xem trang trọng khác vời…
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
– Với khuôn mặt tròn triạ, đần đặn như ánh trăng rằm, với đôi lông mày đậm diễn tả đôi mắt đẹp, gương mặt Thuý Vân hiện lên trong chúng ta một vẻ đẹp phúc hậu, xinh xắn. Miệng cười tươi như hoa, lời nói thốt ra nghiêm trang đứng đắn. Mái tóc mềm mại bồng bềnh cùng làn da trắng như tuyết khiến "mây" phải "thua", " tuyết" phải "nhường". Hai từ "thua", "nhường" cũng đã phần nào cho thấy được số phận êm đềm, suôn sẻ như dòng nước chảy mùa thu của cuộc đời Vân – cuộc đời bình yên, hạnh phúc
– Việc sử dụng trình tự miêu tả Vân và Kiều, Vân trước Kiều sau chính là dụng ý cho nghệ thuật đòn bẩy cuả Nguyễn Du. Cách đảo trật tự miêu tả này đã làm nổi bật vẻ đẹp cuả Thuý Kiều trên cái nền đã có sẵn của Vân.
3. Mười hai câu thơ tiếp theo: Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều
Kiều càng sắc sảo mặn mà…
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân
– Thuý Kiều mang một vẻ đẹp sắc xảo, mặn mà. Cũng với ước lệ tương trưng, tác giả đã khắc hoạ vẻ đẹp Kiều bằng các hình ảnh của thiên nhiên. Làn nước mùa thu, nét nuí mùa xuân. Đôi mắt Kiều đẹp, trong sáng, tác giả dành riêng tả Kiều ở đôi mắt- cửa sổ của tâm hồn, trong sáng, thanh thoát như nét núi mùa xuân. Vẻ đẹp ấy cuả Kiều cũng phải làm cho hoa ghen tức mà không thắm, liễu hờn mà kém xanh.
– Không cần đi sâu vào miêu tả chi tiết, rõ ràng khuôn mặt như cuả Vân mà ở đây chỉ với đôi mắt, đôi mắt khiến người khác phải xiêu lòng, yêu mến và say đắm. Bằng ngòi bút miêu tả tài hoa, sắc xảo của mình, tác giả đã khắc hoạ rõ nét bức chân dung về vẻ đẹp của Thuý Kiều.
– Không những có nhan sắc, Kiều còn là một người con gái tài giỏi. Tài năng của Thúy Kiều được thể hiện và đề cao. Những tài năng ấy được xem như là thiên phú, vốn là trời ban sinh ra đã có. Nàng là một người đa tài, hội tụ đầy đủ các tài năng về “cầm, kì, thi, họa”. Nhất là tài năng về đàn hát của Kiều. Mỗi khi tiếng đàn, tiếng hát của nàng vang lên là lúc khiến người ta phải say đắm. Những cung bậc âm thanh trong âm giai nhạc cổ cùng tài năng xuất chúng của mình, Kiều đã làm nên một thiên “Bạc mệnh”- một bản nhạc khiến lòng người phải suy tư về số phận mỏng manh, xấu số của con người bất hạnh.
– Thông qua việc miêu tả vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều, Nguyễn Du muốn nêu lên một dự cảm về kiếp người tài hoa nhưng bạc mệnh của Kiều.
4. Bốn câu thơ cuối: Cuộc sống của chị em Thúy Kiều
Phong lưu rất mực hồng quần..
Tương đông ong bướm đi về mặc ai
– Nói đến cuộc sống của chị em Kiều, đó là một cuộc sống phong lưu, quyền qúy. Với lễ giáo nghiêm ngặt cùng gia phong, hai chị em Kiều vẫn sống êm đềm, kín đáo sau “trướng rủ màn che”, không hề bận tâm, để ý đến những “tường đông ong bướm” . Điều đó cho thấy Kiều và Vân là những người con gái có đạo đức và phẩm cách tốt, được sống trong một gia đình rất êm ấm, hạnh phúc.
– Qua đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”, trích “ Truyện Kiều” cuả Nguyễn Du, hình ảnh chị em Thuý Kiều hiện lên rõ nét là hai con người vẻ đẹp và tài năng hơn người. Đồng thời, còn thể hiện dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh cuả cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du. Điều tạo nên sự thành công và độc đáo của đoạn trích là bút pháp ước lệ tượng trưng và nghệ thuật miêu tả người.