11/01/2018, 00:12

Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân, từ đó nêu lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân, từ đó nêu lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử với nhau của các nhân vật. ...

Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân, từ đó nêu lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử với nhau của các nhân vật.

I. Mở bài

-Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

+ Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với “đất”, với “người”, “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sông nông thôn.

+ Nạn đói năm 1945 đã đi vào nhiều trang viết của các nhà văn, nhà trong đó có Vợ nhặt của Kim Lân.

-Nhận xét khái quát:

-Vợ nhặt xây dựng tình huống truyện độc đáo.

-Qua tình huống truyện, tác phẩm thể hiện giá trị hiện thực và giá trị

nhân đạo sâu sắc.

II. Thân bài

1. Bối cảnh xây dựng tình huống truyện.

-Bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà kết quả là hơn hai triệu người chết.

-Cái chết hiện hình trong tác phẩm tạo nên một không khí ảm đạm, thê lương. Những người sống luôn bị cái chết đe dọa.

2.Trong bối cảnh ấy, Tràng, nhân vật chính của tác phẩm “nhặt” được vợ.  Đó là một tình huống độc đáo.

Ở Tràng hội tụ nhiều yếu tố khiến nguy cơ “ế” vợ.

-Ngoại hình xấu, thô.

-Tính tình có phần không bình thường.

-Ăn nói cộc cằn, thô lỗ.

-Nhà nghèo, đi làm thuê nuôi mình và mẹ già.

-Nạn đói đe dọa, cái chết đeo bám.

-Tràng lấy vợ là lấy cho mình thêm một tai họa (theo lôgic tự nhiên).

-Việc Tràng lấy vợ là một tình huống bất ngờ.

-Cả xóm ngụ cư ngạc nhiên.

-Bà cụ Tứ cũng hết sức ngạc nhiên.

-Bản thân Tràng có vợ rồi vẫn còn “ngờ ngợ”.

Tình huống truyện bất ngờ nhưng rất hợp lí.

-Nếu không phải năm đói khủng khiếp thì “người ta” không thèm lấy một người như Tràng.

-Tràng lấy vợ theo kiểu “nhặt” được.

3.Giá trị hiện thực:

*  Tình cảnh thẻ thảm của con người trong nạn đói.

-Cái đói dồn đuổi con người.

-Cái đói bóp méo cả nhân cách.

-Cái đói khiến cho hạnh phúc thật mỏng manh, tội nghiệp.

* Vợ nhặt có sức tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, phát xít.

4.Giá trị nhân đạo.

Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử với nhau của các nhân vật.

-Tràng rất trân trọng người “vợ nhặt” của mình.

-Thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức nơi người “vợ nhặt”.

-Tình yêu thương con của bà cụ Tứ.

-Con người luôn hướng đến sự sống và luôn hi vọng, tin tưởng ở tương lai

+ Tràng lấy vợ là để duy trì sự sống.

+ Bà cụ Tứ, một người già lại luôn miệng nói về ngày mai với những dự định thiết thực tạo niềm tin cho dâu con vào một cuộc sống tốt đẹp.

+ Đoạn kết tác phẩm với hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người phá kho thóc Nhật.

 III. Kết bài

-Khẳng định tài năng nhà văn qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.

-Khẳng định giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Trích: loigiayhay.com

0