Phân tích tâm hồn bé Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
1. Những rung động tinh tế trước cuộc sống – Liên là một cô gái tầm mười hai, mười ba tuổi. Cô bé không hẳn nông thôn cũng không hẳn là thành thị mà là gạch nối giữa hai mảnh đất ấy, Liên không phải là một cô gái trưởng thành nhưng cũng không còn quá bé bỏng ...
1. Những rung động tinh tế trước cuộc sống
– Liên là một cô gái tầm mười hai, mười ba tuổi. Cô bé không hẳn nông thôn cũng không hẳn là thành thị mà là gạch nối giữa hai mảnh đất ấy, Liên không phải là một cô gái trưởng thành nhưng cũng không còn quá bé bỏng ngây thơ nữa. Một nhân vật như vậy, tâm hồn mới dễ mơ hồ, mong manh trước không gian cảnh vật. Những xúc cảm, cảm giác ấy cũng chính là những rung động tinh tế trước cuộc sống.
-Khi chiều xuống, những âm thanh, sắc màu của chiều quê từ dãy tre làng trước mặt đến tiếng ếch nhái kêu văng vẳng ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào, tiếng muỗi vo ve, …Thật khó hiểu, trong lòng Liên dâng lên một nỗi buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn qua đôi mắt buồn ngập đầy bóng tối, qua dáng ngồi bất động, yên ắng lạ thường.Nhìn cảnh chợ vãn tối khi không còn thấy bóng người và tiếng ồn ào, “Một mùi ẩm bốc lên hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Đó là mùi vị quen thuộc của cái nghèo, cái lầm than mà Liên đã gắn bó suốt bấy lâu.Cuộc sống phố huyện cứ đang tàn dần, lụi dần trong đói nghèo lam lũ, quẩn quanh. Nỗi buồn bất chợt, mơ hồ ấy là biễu hiện cụ thể của một tâm hồn rất dễ dàng rung động với sự đổi thay của thiên nhiên lúc này.
– Với một tâm hồn nhạy cảm, Liên thích thú với vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với ánh sáng của những con đom đóm. Cảm giác thật khuây khoả khi hai chị em Liên ngước mắt đón nhận hàng ngàn vì sao tinh tú ấm áp, loé sáng và tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông. Đó là cách để Liên có thể tìm lại đươc thứ ánh sáng vừa quen thuộc vừa mới mẻ nhưng hết sức thú vị. Trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa, qua khe cửa. Hột sáng nhỏ đến vậy nhưng hai chị em Liên vẫn chăm chú ngắm nhìn.
2. Lòng trắc ẩn những cảnh ngộ đáng thương:
– Liên trông thấy những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các bán hàng để lại; Trời nhá nhem tối, Cô bé trông thấy thằng cu bé xách điếu đóm và hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra, đó là con trai út của cô Tí, nó còn nhỏ mà đã phải làm công việc quá sức như vậy. Đó là gánh nặng cuộc đời đè lên đôi vai của chúng, sự lo toan cho cuộc sống dù con nhỏ.
– Sát quán tạp hoá nhà mình là gia đình chị Tí, mẹ con chị Tí ngày qua ngày luôn sống một cuộc sống quẩn quanh hết sức nhàm chán: ban ngày chị đi mò cua bắt tép, tối đến mới dọn cái hàng nước dưới gốc cây bàng. Chị Tí chả kiếm đươc bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tôí cho đến đêm, thi thoảng có mấy người phu gạo phu xe chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm ghé vào uống nước. Lởi lãi vô cùng ít, chẳng thấm vào đâu cái gia cảnh nghèo khó nhà chị.
– Bác Siêu: đặc điểm nổi bật nhận biết gánh phở từ xa mà Liên nhận ra được đó là tiếng đòn gánh kiũ kịt, khói theo gió tạt lại và mùi thơm của phở. Ở cái huyện nhỏ này, quà của bác được xem là món quà xa xỉ, nhiều tiền nên hai chị em Liên không bao giờ mua được. Khách của bác Siêu chủ yếu là người đi tàu. Cuộc sống bấp bênh đầy biến trở của bác không biết khi nào mới được dừng lại.
– Bà cụ thi hơi điên: thường xuyên mua rượu ở hàng Liên. Liên biết tính bà, chị lẳng lặng rót một cút rượu ti đầy đưa cho cụ. Dù biết bà Thi không có ý gì xấu nhưng cô vẫn không dám nhìn mặt cụ, trong lòng hơi run sợ, chỉ mong cho cụ chóng đi
– Vợ chồng bác Xẩm: tài sản chỉ có manh chiếu rách, cùng với chiếc đàn bầu, sống một cuộc sống vô nghĩa, luôn mong đợi một điều đổi mới
Nhìn những con người trên, Liên thấy lòng mình thật đau xót, thật đáng thương cho những người có số phận bất hạnh như vậy.
3. Hoài niệm quá khứ:
– Hương về ánh sáng, đó là ánh sáng nhỏ nhoi của muôn vàn vì sao, dòng sông ngân hà, quầng sáng của đèn quán nước chị Tý. Trong những ánh sáng đẹp đẽ ấy, đối với Liên quan trọng hơn cả là ảnh sáng phát ra từ gánh phở bác Siêu.
– Cảm giác của Liên mơ hồ mong manh có lẽ vì sống trong bóng tối quá nhiều, gợi cho Liên kỉ niệm nhớ về Hà Nội, một Hà Nội xăm, đó là một Hà Nội gắn liền với tuổi thơ và kỉ niệm ấy như muốn sống dậy và tràn đầy sức sống hơn khi đang ở phố huyện.
4. Khi đoàn tàu chạy qua phố huyện:
– Trong cảm nhận cuả Liên, cuộc sống phố huyện như thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí và đoàn tàu chạy qua được chị em Liên ngắm nhìn theo trong một tâm trạng chờ đợi, khắc khoải, Liên chăm chú theo dõi từng dấu hiệu nhỏ trước khi tàu đến
– Liên chăm chú từ những chiếc đèn lồng, mấy ngưởi làm công đi đón bà chủ tỉnh về đến những ánh sáng của ngàn vì sao, gánh phở bác Siêu…
– Khi chiếc tàu rầm rộ đi tới thì hình ảnh những toa tàu hiện ra với đèn đóm sáng trưng với lố nhố những người đồng và kền lấp lánh. Rời chiếc tàu đi qua “ để lại những đốm than đỏ bay trên đường sắt” và cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng rồi mất hút vào bóng tối
– Đoàn tàu ấy ngoài công việc đánh thức kỉ niệm nó còn mang theo cả một thế giới khác đi qua. Liên nhớ về Hà Nội, một Hà Nội xa xăm, một Hà Nội vui vẻ, một Hà Nội sáng rực và huyên náo của thời thơ ấu. Con tàu đã mang đến cho Liên một thế giới khác, một cuộc sống khác. Khác hẳn với quầng sáng của ngọn đèn chị Tí và của bác Siêu. Như vậy chớ tàu vừa để sống lại thế giới tuổi thơ đã mất vừa để thoát ra khỏi cuộc sống tối tăm, nhàm chán nơi phố huyện hướng đến cuộc sống tươi đẹp hơn.
– Nhưng cuộc thoát li dù rằng tưởng tượng cũng chỉ diễn ra trong chốc lát. Con tàu đi qua bóng tối lại bao bọc tất cả và khi chỉ còn đêm khuya với tiếng trống cầm canh và tiếng chó cắn chính là lúc những ấn tượng thu nhận của Liên bị lắng lại " Liên thấy mình sống với bao sự xa xôi không biết có như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ". Có thể nói dù chưa thật sự rõ ràng nhưng Liên đã ý thức được sự tồn tại và ý nghĩa của sự tồn tại đó.