Phân tích tác phẩm Lại bài viếng Vũ Thị
Cảm nhận của em về bài thơ “Lại bài viếng Vũ Thị ” của Lê Thánh Tông thông qua các đoạn thơ sau. Dưới đây là một bài phân thích tác phẩm hay mà bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về cách phan thích một bài phân thích văn học lớp 9. Nghi ngút đầu ghềnh khói toả hương, Miếu ai như miếu ...
Cảm nhận của em về bài thơ “Lại bài viếng Vũ Thị ” của Lê Thánh Tông thông qua các đoạn thơ sau. Dưới đây là một bài phân thích tác phẩm hay mà bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về cách phan thích một bài phân thích văn học lớp 9.
Nghi ngút đầu ghềnh khói toả hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng
Trương Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trê,
Cung nước chi cho luỵ đến nàng
Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng
Qua đây hàn hạc mà chơi vậy,
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.
Bài làm
“Lại hài viếng Vũ Thị" là bài thơ Nôm độc đáo trong “Hồng Đức quốc âm thi tập". Độc đáo vì nó là bài thơ của một ông vua giỏi chữ hay thơ đã sáng lập ra Hội Tao Đàn đã hướng tình thương xót đối với một người phụ nữ bình dân bạc mệnh.
Ở đây, tiếng thơ đúng là tiếng lòng, dung dị, giàu cảm xúc.
Nhìn thấy khói hương và miếu thờ nơi đầu ghềnh mà chợt nhớ vợ chàng Trương, một người phụ nữ oan khổ:
“Nghi ngút dầu ghểnh tỏa khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương”.
Đầu ghềnh mà nhà thơ nói đến là bờ dòng sông Hoàng Giang thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay. Vợ chàng Trương là Vũ Thị mà Nguyễn Dữ đã kể trong “Chuyện người con gái Nam Xương”. Hình ảnh khói hương toả nghi ngút trong miếu thờ đầu ghềnh gợi tả vẻ linh thiêng và sự cảm thương trong lòng người đời tưởng nhớ đến người bạc mệnh.
Nhà vua như cất tiếng than nói vế cái chết oan của Vũ Thị. Chi vì cái bóng đèn vu vơ qua miệng đứa trẻ thơ mà người vợ thuỷ chung, người mẹ hiền phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử, gửi mình cho “cung nước”. Giá mà Trương Sinh "dừng nghe tre” thì “cung nước chi cho lụy đến nàng”. Các chữ: “đừng nghe”, “luỵ đến" chứa đựng biết bao nhiêu cảm thương. Nhà thơ có một cách nói nhẹ nhàng chê trách sự hồ đồ, nông cạn của chàng Trương là nguyên nhân dẫn đến mọi bi kịch đau xót trong cuộc đời:
“Bóng đền dầu nhẫn dừng nghe tre,
Cung nước chi cho luỵ đến nàng”
Bốn từ Hán Việt được sử dụng rất chọn lọc ở phần luận đã làm cho giọng thơ thêm phần trang nghiêm, trang trọng: chứng quả, nhật nguyệt, giải oan, đàn trăng. Tâm hồn trong sáng thủy chung của Vũ Nương được nhật nguyệt, được trời đất sỏi sáng, chứng quả cho. Lòng nàng vẫn sáng trong như ngọc Mị Châu, tâm hồn nàng vẫn thơm ngát như cỏ Ngu Mĩ. Cần chi lập đàn tràng để giải oan. Hai chữ “chẳng lọ" nghĩa là chẳng cần. Việc lập đàn tràng của Trương Sinh là một việc làm vô nghĩa vì đã có nhật nguyệt soi tỏ, chứng quả cho nỗi oan của nàng rồi. L£ Thánh Tông vừa ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Vũ Thị vừa chê trách chuyện lập đàn tràng của Trương Sinh. Cách nhìn của nhà vua rất nhân hậu, nhân bản:
“Chứng quả đã đôi váng nhật nguyệt,
Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng".
Không nặng lời, nhiều lòi! Cũng chẳng cao đạo mà chỉ “bàn bạc mà chơi vậy”. Một cách nói rất dung dị, bình dị. Lời của vị .hoàng đế mà như tiếng nói của một thường dân nơi thôn dã sau luỹ tre, bờ dâu ruộng lúa:
“Qua đây hàn hạc mà chơi vậy,
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng".
Cấc chữ “khá trách” và “khéo phũ phàng” rất nhẹ nhàng mà nhân hậu, sâu sắc. Chàng Trương thật phũ phàng đáng trách đã gây ra cái chết thảm, chết oan cho người vợ hiển thảo của mình.
Bài thơ “Lại bài viếng Vũ Thị” là một nén hương cùa Lê Thánh Tông trên đường kinh lí đã ghé qua miếu thờ và viếng Vũ Nương. Giọng thơ nhẹ nhàng, thương cảm. Nhà vua đã ca ngợi tiết hạnh của người phụ nữ bạc mệnh. Bài thơ đã kín đáo nêu lên cho đời bài học về đối nhân xử thế, cẩn trọng nhất là trong đạo vợ chồng. Thám đảm vần thơ của Lê Thánh Tông là một tình thương mênh mông. Nó là một trong những tác phẩm mở đẩu chủ nghĩa nhân đạo trong nền thi ca cổ điển Việt Nam.