29/05/2017, 13:41

Phân tích những biến đổi của đất trời trong thời khắc giao mùa qua “Sang thu” của Hữu thỉnh

Đề bài: Phân tích những biến đổi của đất trời trong thời khắc giao mùa qua “Sang thu” của Hữu thỉnh? Bài làm Hữu Thỉnh viết “Sang thu” năm 1977. Bài thơ là sự chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang thu, thể hiện tâm hồn cảm nhận tinh tế của một con ...

Đề bài: Phân tích những biến đổi của đất trời trong thời khắc giao mùa qua “Sang thu” của Hữu thỉnh? Bài làm Hữu Thỉnh viết “Sang thu” năm 1977. Bài thơ là sự chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang thu, thể hiện tâm hồn cảm nhận tinh tế của một con người từng trải trong thời khắc giao mùa. Mở đầu bài thơ là những hình ảnh giàu tính biểu cảm: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Mùa ...

Đề bài: Phân tích những biến đổi của đất trời trong thời khắc giao mùa qua “Sang thu” của Hữu thỉnh?

Bài làm

   Hữu Thỉnh viết “Sang thu” năm 1977. Bài thơ là sự chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang thu, thể hiện tâm hồn cảm nhận tinh tế của một con người từng trải trong thời khắc giao mùa.

Mở đầu bài thơ là những hình ảnh giàu tính biểu cảm:  

Bỗng nhận ra hương ổi 

Phả vào trong gió se       

   Mùa thu của Hữu Thỉnh được mở ra không phải với sắc vàng tươi của hoa cúc, cũng không phải hương vị thơm ngon của cốm Vòng, mà là với “hương ổi” thơm giòn “phả” vào trong gió. Hương thơm ấy đậm đặc trong không khí nhưng không mang mùi hương hăng hắc của hoa sữa, cũng không nhẹ như hương nhài mà thơm ngọt, đậm tình quê để ta chợt xốn xang trong lòng. Làn gió mùa hạ bỗng chuyển sang “gió se” nhưng không tê tái của mùa Đông, nó khiến người ta hơi co lại một chút để rồi thảnh thơi đón nhận một luồng khí thu mát rượi tâm hồn trong cái gay gắt của mùa Hạ. Có lẽ chẳng ở đâu trên đất Việt này có cái “gió se” lạnh ấy ngoài mùa Thu đất Bắc – cái gió se mà từ lâu vẫn được coi là là hồn thu Bắc Bộ. Hai câu thơ như một thoáng chốc bâng khuâng. Sự bối rối tràn sang cả câu dưới, dù không còn “hương ổi”, “gió se” mà là:               

 Sương chùng chình qua ngõ      

    Thấp thoáng một vạt sương thu mờ ảo nhưng không phải trạng thái thức ngủ chập chờn. Nó “chùng chình” nửa ở, nửa đi, nghĩa là chính nó cũng phân tâm, vô định. “Sương” đang lưu luyến đợi chờ ai hay nuối tiếc một điều gì? Sự mơ hồ ấy có sức khám phá và gợi khơi một toạ độ không gian rõ nét dần “Hình như thu đã về”. Thành công của Hữu Thỉnh trong việc xây dựng những hình ảnh thơ không phải là tả cảnh mà chính là sự rung rinh, cảm nhận một cái gì đó như có, như không: ấy là những giờ phút đầu tiên của mùa Thu chợt tới khiến người trong cuộc dù từng trải cũng thoáng giật mình ngơ ngác bâng khuâng.          Những câu thơ còn lại mới đúng là tả cảnh. Nhưng “cảnh” rất khác lạ, vượt lên tính ước lệ của thơ xưa. Cảnh đối lập trong cùng một “chất động” của thời khắc chuyển mùa. 

Sông được lúc dềng dàng        

Chim bắt đầu vội vã      

    Chất hiện thực hiện ra thật rõ nét. Cái “dềnh dàng” của sông là những thời khắc nghỉ ngơi hiếm có sau chặng đường leo thác, vượt ghềnh của những ngày bão lũ mùa Hạ. Đối lập lại với dòng sông hiền hoà, trong xanh chảy, đàn chim “vội vã” kiếm mồi để chuẩn bị cho một hành trình gian nan về phương Nam tránh rét. Hai tốc độ trái chiều nhau giữa chậm và nhanh là quy luật tự nhiên của muôn loài, muôn vật. Có thể nhận thấy cái nhìn của nhà thơ không phải dửng dưng của một người ngoài cuộc. Hình ảnh thơ trở nên rõ nét khí sắc của mùa Thu vào lúc khởi đầu: nó không phẳng lặng, êm đềm trôi xuôi như trước mà nhanh hơn, vội vã hơn. Cảm nhận tinh tế của tác giả được thể hiện một cách đặc sắc qua cách nhìn nhận đánh giá ở hai câu thơ tiếp theo:                            

Có đám mây mùa hạ        

Vắt nửa mình sang thu.       

   Mùa hạ, mùa thu là hai đầu đến và “đám mây mùa hạ” là nhịp cầu Ô Thước vắt qua. Nhịp cầu thật duyên dáng nối hai bờ thời gian bằng vẻ đẹp mềm mại, trữ tình. Ở đây Hữu Thỉnh đã lấy không gian miêu tả thời gian. Câu thơ do vậy trở nên sống động hơn, giàu hình ảnh hơn, có giá trị biểu cảm hơn: Hạ do dự chưa muốn qua, Thu ngập ngừng e lệ chưa dám đến.          Sự thống nhất như một mạch liền xuyên suốt nửa hạ, nửa thu được tâm thế lơ lửng bâng khuâng kéo dài ở khổ thứ ba như một lời kết:          

Vẫn còn bao nhiêu nắng                

Đã vơi dần cơn mưa       

Sấm cũng bớt bất ngờ   

Trên hàng cây đứng tuổi   

       Những thi liệu như nắng, sấm, mưa là đặc trưng của mùa hạ. Nhưng với độ giảm dần của “vơi”, “bớt”  chuyển gay gắt thành dịu êm thì đó là dấu hiệu của mùa thu. Sự phân hoá giữa hai mùa có một đường ranh giới rất monh manh. Điều duy nhất có thể xác định ở đây là nhờ vào độ nhảy cảm của giác quan mách bảo. “Hàng cây đứng tuổi” giống như một chứng nhân. Sự bất định đầy trải nghiệm ấy đang quan sát, lắng nghe và thấu hiểu những lặng lẽ, khách quan chuyển động. Chỉ có điều, hoà điệu ấy vẫn cứ so le: hàng cây đang già mà mùa thu còn rất trẻ. Hàng cây là sự hoá thân của nhà thơ vào đó chăng nên giọng thơ, lời thơ nhẹ nhàng mà tình thơ đầy ắp yêu thương và trìu mến. Cuộc sống trở nên đẹp biết bao trước sự chuyển biến của cảnh vật trong những bước đi lặng thầm của nó.       

   “Sang thu” không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương, mà còn làm sâu sắc thêm tình cảm quê hương trong trái tim của mọi người. Bài thơ chính là một bức tranh quê bình dị để mỗi người có thể nhìn thấy hình ảnh quê hương, hình ảnh tâm hồn mình. Miêu tả mùa thu bằng bước chuyển của vạn vật, Hữu Thỉnh đã tạo nên một cách nhìn riêng, một lối miêu tả riêng, thoát khỏi những ước lệ, khẳng định vị trí của mình trên con đường sáng tạo nghệ thuật

(Bài viết số 7 trên lớp của em Phạm Tùng Chi – Học sinh lớp 9B     trường THCS Nga Thành – Nga Sơn – Thanh Hoá – Năm học 2009 – 2010) 

Từ khóa tìm kiếm

0